Thánh SIMON Tông Đồ
Tân ước ngoài việc đặt thánh Simon vào danh sách nhóm 12, đã không cung ứng một chỉ dẫn trực tiếp nào liên quan đến vị tông đồ này. Ngài được phân biệt với Simon Phêrô bằng danh hiệu “nhiệt thành” (Lc 6,15; Cv 1,13), một danh hiệu không có ý nói rằng: Ngài là phần tử thuộc nhóm quá khích Do thái mang tên này, nhưng chỉ cho biết nhiệt tâm của Ngài đối với lề luật. Theo tiếng Aram, nhiệt thành là “Cana”.
Điều này giải thích tại sao các thánh sử nhất lãm gọi Ngài là người xứ Cana (Mt 10,4; Mc 3,18). Có người cho rằng sinh quán của người là Galilêa. Một truyền thống còn nói thánh Simon là chàng rể phụ trong tiệc cưới tại Cana (Ga 2,1-12). Sách các thánh tử đạo kể rằng Simon sau khi chứng kiến phép lạ của Chúa Kitô, đã “bỏ rượu”, bỏ lễ cưới để theo Chúa Kitô và được liệt vào số các tông đồ. Thực sự, chẳng có chứng cớ lịch sử nào nói tới việc này.
Cũng như thánh Giacôbê Hậu, có lẽ thánh Simon là một trong các “anh em của Chúa” (Mc 6,3). Nhưng người ta không thể đồng hóa thánh tông đồ với thánh Simon mà theo truyền thống là Đấng kế vị anh mình làm giám mục Giêrusalem.
Chúng ta không thu lượm được chi nhiều về hoạt động và cái chết của vị tông đồ. Có những tường thuật cho rằng: Ngài đi truyền giáo ở Phi Châu và các đảo Britania. Những tường thuật này không có nền tảng. Một truyền thống khác cho rằng Ngài đi truyền giáo ở Ai cập và cuối cùng ở Batư. Truyền thống này đáng tin hơn.
Nhiều nguồn tài liệu đồng ý cho rằng Ngài chịu tử đạo ở Batư. Một số ít hơn nói rằng Ngài cùng chịu tử đạo với thánh Giuđa. Dầu vậy, vì không có tài liệu nào đủ tính cách cổ kính nên khó nói rõ về nơi chốn và hoàn cảnh thánh nhân qua đời.
Thánh GIUĐA Tông Đồ
Vị tông đồ này mang nhiều tên khác nhau như Tađêô (Mt 10,3; Mc 3,18) hay Giuda (Lc 6,16; Cv 1,13).
Chính Ngài là vị tông đồ trong cuộc đàm luận sau bữa tiệc ly đã hỏi Chúa Giêsu: – Thưa Thầy, tại sao Thầy tỏ mình ra cho chúng con mà không cho thế gian ?
Chúng ta có thể đồng hóa Ngài với tác giả bức thư, trong đó có trình bày Ngài là : “Giuđa, nô lệ của đức Giêsu Kitô, anh em với Giacobê” (Gl 1) không ? Thực sự tiếng Hy lạp phải đọc câu văn này như ở Lc 6,16 là: “Giuđa, con của Giacôbê”. Hơn nữa câu 17 của bức thư, tác giả như tách mình ra khỏi số 12. Dĩ nhiên, điều này không làm giảm giá sự chính lục của bức thư. Có thể nói, tác giả “anh em với Chúa” (Mc 6,3) không phải là tông đồ nhưng có thể giá trong Giáo hội sơ khai như Giacôbê (Cv 15,13).
Thánh Giuđa tông đồ, theo truyền thống, đã đi rao giảng Tin Mừng ở Mesopotamina và chịu tử đạo ở đó.
Một thời Ngài được tôn kính như đấng bảo trợ cho các trường hợp “vô vọng”. Lòng sùng kính này bị quên lãng, có lẽ vì Ngài trùng tên với Giuđa phản bội.
Thánh SIMON Tông Đồ
Tân ước ngoài việc đặt thánh Simon vào danh sách nhóm 12, đã không cung ứng một chỉ dẫn trực tiếp nào liên quan đến vị tông đồ này. Ngài được phân biệt với Simon Phêrô bằng danh hiệu “nhiệt thành” (Lc 6,15; Cv 1,13), một danh hiệu không có ý nói rằng: Ngài là phần tử thuộc nhóm quá khích Do thái mang tên này, nhưng chỉ cho biết nhiệt tâm của Ngài đối với lề luật. Theo tiếng Aram, nhiệt thành là “Cana”.
Điều này giải thích tại sao các thánh sử nhất lãm gọi Ngài là người xứ Cana (Mt 10,4; Mc 3,18). Có người cho rằng sinh quán của người là Galilêa. Một truyền thống còn nói thánh Simon là chàng rể phụ trong tiệc cưới tại Cana (Ga 2,1-12). Sách các thánh tử đạo kể rằng Simon sau khi chứng kiến phép lạ của Chúa Kitô, đã “bỏ rượu”, bỏ lễ cưới để theo Chúa Kitô và được liệt vào số các tông đồ. Thực sự, chẳng có chứng cớ lịch sử nào nói tới việc này.
Cũng như thánh Giacôbê Hậu, có lẽ thánh Simon là một trong các “anh em của Chúa” (Mc 6,3). Nhưng người ta không thể đồng hóa thánh tông đồ với thánh Simon mà theo truyền thống là Đấng kế vị anh mình làm giám mục Giêrusalem.
Chúng ta không thu lượm được chi nhiều về hoạt động và cái chết của vị tông đồ. Có những tường thuật cho rằng: Ngài đi truyền giáo ở Phi Châu và các đảo Britania. Những tường thuật này không có nền tảng. Một truyền thống khác cho rằng Ngài đi truyền giáo ở Ai cập và cuối cùng ở Batư. Truyền thống này đáng tin hơn.
Nhiều nguồn tài liệu đồng ý cho rằng Ngài chịu tử đạo ở Batư. Một số ít hơn nói rằng Ngài cùng chịu tử đạo với thánh Giuđa. Dầu vậy, vì không có tài liệu nào đủ tính cách cổ kính nên khó nói rõ về nơi chốn và hoàn cảnh thánh nhân qua đời.
Thánh GIUĐA Tông Đồ
Vị tông đồ này mang nhiều tên khác nhau như Tađêô (Mt 10,3; Mc 3,18) hay Giuda (Lc 6,16; Cv 1,13).
Chính Ngài là vị tông đồ trong cuộc đàm luận sau bữa tiệc ly đã hỏi Chúa Giêsu: – Thưa Thầy, tại sao Thầy tỏ mình ra cho chúng con mà không cho thế gian ?
Chúng ta có thể đồng hóa Ngài với tác giả bức thư, trong đó có trình bày Ngài là : “Giuđa, nô lệ của đức Giêsu Kitô, anh em với Giacobê” (Gl 1) không ? Thực sự tiếng Hy lạp phải đọc câu văn này như ở Lc 6,16 là: “Giuđa, con của Giacôbê”. Hơn nữa câu 17 của bức thư, tác giả như tách mình ra khỏi số 12. Dĩ nhiên, điều này không làm giảm giá sự chính lục của bức thư. Có thể nói, tác giả “anh em với Chúa” (Mc 6,3) không phải là tông đồ nhưng có thể giá trong Giáo hội sơ khai như Giacôbê (Cv 15,13).
Thánh Giuđa tông đồ, theo truyền thống, đã đi rao giảng Tin Mừng ở Mesopotamina và chịu tử đạo ở đó.
Một thời Ngài được tôn kính như đấng bảo trợ cho các trường hợp “vô vọng”. Lòng sùng kính này bị quên lãng, có lẽ vì Ngài trùng tên với Giuđa phản bội.
Thánh SIMON Tông Đồ
Tân ước ngoài việc đặt thánh Simon vào danh sách nhóm 12, đã không cung ứng một chỉ dẫn trực tiếp nào liên quan đến vị tông đồ này. Ngài được phân biệt với Simon Phêrô bằng danh hiệu “nhiệt thành” (Lc 6,15; Cv 1,13), một danh hiệu không có ý nói rằng: Ngài là phần tử thuộc nhóm quá khích Do thái mang tên này, nhưng chỉ cho biết nhiệt tâm của Ngài đối với lề luật. Theo tiếng Aram, nhiệt thành là “Cana”.
Điều này giải thích tại sao các thánh sử nhất lãm gọi Ngài là người xứ Cana (Mt 10,4; Mc 3,18). Có người cho rằng sinh quán của người là Galilêa. Một truyền thống còn nói thánh Simon là chàng rể phụ trong tiệc cưới tại Cana (Ga 2,1-12). Sách các thánh tử đạo kể rằng Simon sau khi chứng kiến phép lạ của Chúa Kitô, đã “bỏ rượu”, bỏ lễ cưới để theo Chúa Kitô và được liệt vào số các tông đồ. Thực sự, chẳng có chứng cớ lịch sử nào nói tới việc này.
Cũng như thánh Giacôbê Hậu, có lẽ thánh Simon là một trong các “anh em của Chúa” (Mc 6,3). Nhưng người ta không thể đồng hóa thánh tông đồ với thánh Simon mà theo truyền thống là Đấng kế vị anh mình làm giám mục Giêrusalem.
Chúng ta không thu lượm được chi nhiều về hoạt động và cái chết của vị tông đồ. Có những tường thuật cho rằng: Ngài đi truyền giáo ở Phi Châu và các đảo Britania. Những tường thuật này không có nền tảng. Một truyền thống khác cho rằng Ngài đi truyền giáo ở Ai cập và cuối cùng ở Batư. Truyền thống này đáng tin hơn.
Nhiều nguồn tài liệu đồng ý cho rằng Ngài chịu tử đạo ở Batư. Một số ít hơn nói rằng Ngài cùng chịu tử đạo với thánh Giuđa. Dầu vậy, vì không có tài liệu nào đủ tính cách cổ kính nên khó nói rõ về nơi chốn và hoàn cảnh thánh nhân qua đời.
Thánh GIUĐA Tông Đồ
Vị tông đồ này mang nhiều tên khác nhau như Tađêô (Mt 10,3; Mc 3,18) hay Giuda (Lc 6,16; Cv 1,13).
Chính Ngài là vị tông đồ trong cuộc đàm luận sau bữa tiệc ly đã hỏi Chúa Giêsu: – Thưa Thầy, tại sao Thầy tỏ mình ra cho chúng con mà không cho thế gian ?
Chúng ta có thể đồng hóa Ngài với tác giả bức thư, trong đó có trình bày Ngài là : “Giuđa, nô lệ của đức Giêsu Kitô, anh em với Giacobê” (Gl 1) không ? Thực sự tiếng Hy lạp phải đọc câu văn này như ở Lc 6,16 là: “Giuđa, con của Giacôbê”. Hơn nữa câu 17 của bức thư, tác giả như tách mình ra khỏi số 12. Dĩ nhiên, điều này không làm giảm giá sự chính lục của bức thư. Có thể nói, tác giả “anh em với Chúa” (Mc 6,3) không phải là tông đồ nhưng có thể giá trong Giáo hội sơ khai như Giacôbê (Cv 15,13).
Thánh Giuđa tông đồ, theo truyền thống, đã đi rao giảng Tin Mừng ở Mesopotamina và chịu tử đạo ở đó.
Một thời Ngài được tôn kính như đấng bảo trợ cho các trường hợp “vô vọng”. Lòng sùng kính này bị quên lãng, có lẽ vì Ngài trùng tên với Giuđa phản bội.
Để lại một phản hồi