Buôn bán súng đạn, cần sa, ma túy và cờ bạc có tội hay không?

Người công giáo có được phép Buôn bán súng đạn, cần sa, ma túy và cờ bạc có tội hay không?
Buôn bán súng đạn, cần sa, ma túy và cờ bạc có tội hay không
Nước Mỹ đang đứng trước một thảm họa. Đó là những cuộc bắn giết  nhau trong gia đình, ở  trường học , nơi buôn bán, hoặc ở các quán ăn và nơi giải trí. Sở dĩ có tai họa này là vì người dân Mỹ được phép mua súng đạn quá dễ dàng,  khiến cho quá nhiều người có súng để tự vệ hoặc ( bọn lưu manh) để  đi trộm cướp,  hoặc trả thù thanh toán nhau giữa các băng đảng. Chính vì nhiều người có súng đạn nên tại nạn bắn giết người khác thường xảy ra ở nhiều nơi trên đất Mỹ. Đây là mối lo sợ của người dân lành vì không biết lúc nào  mình có thể là nạn nhân của tai họa súng đạn khi ra ngoài đường phố hay ở trong nhà.
 
a
Vì thế, câu hỏi  đặt ra riêng cho người Công  Giáo là:     ,     1-Người Công Giáo có được phép  buôn bán súng đạn, cờ bạc  cần sa,  ma túy, sách báo phim ảnh dâm ô hay không ?

2- Người Công Giáo có được phép tham dự các nghi lễ của các giáo phái ngoài Công Giáo không ?

Xin trả lời như sau :
I.Về việc buôn bán súng đạn, ma túy, cờ bạc..

Điều răn Thứ Năm của Chúa cấm giết người, tức là phải tôn trọng sự sống của mình và của người khác, vì sự sống là quà tặng quí giá nhất của Thiên Chúa ban cho con người, được tạo dựng “ giống hình ảnh của Thiên Chúa.” ( St  1: 27) Thiên Chúa ban sự sống cho con người và chỉ một mình Ngài có quyền trên sự sống của loài người mà thôi. Vì thế Ngài đã truyền cho con người giới răn rất quan trọng là:
 

a
“ Ngươi không được giết người”. ( Xh 20: 13)
“ Ngươi không được giết các  kẻ vô tội và người công chính, vì  Ta không cho kẻ có tội được trắng án.” ( Xh 23: 7 )Giết người có nhiều hình thức : giết về thể xác như đánh đập, đâm chém, bắn chết ai vì thù hằn cá nhân hay vì mục đích chính trị thâm độc muốn triệt hạ  đối phương, vì  tranh dành quyền lợi, tài sản, hay muốn độc quyền kinh doanh, buôn bán  v.v 

Mặt khác, làm hại người  như đặt điều nói xấu , vu cáo , chứng gian để hạ nhục ai trước công luận cũng là hình thức giết người về mặt  tinh thần mà con người ở khắp nơi thường  mắc phạm.

Giáo lý của Giáo Hội đã liệt kê những tội nghích điều răn  Thứ Năm như sau: 

1- Về mặt thể lý : cấm cố sát hay giết người khác ( murder) tự  sát ( suicide) phá thai ( abortion) Làm cho chết  êm dịu ( Euthanasia).Đây là những hình thức giết người về mặt thể lý.

2- Vể mặt tinh thần, : phải tôn trọng danh dự  và linh hồn của người khác, bằng cách không nêu gương xấu, dịp tội khiến cho người khác có thể sa ngã vì mình. Chúa Giêsu đã lên án kẻ gây ra gương xấu như sau: 

“ Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã. Nhưng khốn cho kẻ làm cho 
người  ta vấp ngã. Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợị cho nó hơn
là để nó  làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã.” ( Lc 17: 1-2)
 

a
Những cớ làm cho người ta vấp ngã là buôn bán hay giúp phổ biến các phim ảnh, sách báo dâm ô, trụy lạc,  mở nhà điếm, sòng bạc, buôn bán phụ nữ và trẻ em cho kỹ nghệ mãi dâm  và ấu dâm ( child prostitution) vô cùng khốn nạn , sản xuất  phim ảnh bạo động , trồng và bán các loại cần sa, ma túy… Riêng ở Mỹ, buôn bán súng đạn cũng được coi là tiếp tay với những kẻ khủng bố, lưu manh nguy hại cho sinh mang của người dân lành  vô tội, như đã từng xảy ra ở khắp Nước Mỹ. Cụ thể , trong tháng 11 năm 2012  ở Newtown , Connecticut,  một kẻ  đã mang súng vào trường bắn chết 20 học sinh tiểu học và 4 người lớn trong đó có mẹ của hung thủ và chính hung thủ  cũng tự sát,  sau khi giết hàng chục nạn nhân mà đa số là trẻ em từ 6 đến 10 tuổi.Tại nạn khủng khiếp vì súng đạn này vẫn còn làm kinh hoàng cho người dân Mỹ cho đến nay  và khiến cho các nhà lập pháp Mỹ đang bàn cải về việc có nên cấm –hay hạn chế việc buôn bán súng đạn hay không. Bọn  tư bản mại bản vô lương tâm  thì cố bảo vệ quyền lợi buôn bán súng đạn để làm giầu, bất chấp hậu quả tai hại cho người dân vô tội, nạn nhân của các vụ bắn nhau bừa bãi vì  quá nhiều người có súng hay có thể mua súng đạn dễ dàng ở khắp nước Mỹ. 

Vì mối nguy hại của việc súng đạn có thể rơi vào tay những kẻ bệnh boạn tâm thần, hay lưu manh khủng bố, nên chắc chắn buôn bán súng đạn là một thương vụ nguy hại  mà người tín hữu Chúa Kitô phải tránh xa, để không vì  tiền mà tiếp tay cho những kẻ bất lương làm hại  người khác. Đây là mối  hiểm nguy  rất to lớn cho sự an toàn sinh mạng của người dân sống trên  đất nước  tự do quá trớn này !
 

a
2-Có được phép cờ bạc không ? Chắc chắn là không, vì cờ bạc, dưới bất cứ hình thức nào, cũng là điều phi luân vì nghich với  điều răn thứ bảy cấm lấy của người khác.Không phải cứ vào nhà người ta ăn trộm tiền hay đồ vật mới là phạm tội nghịch điều răn thứ bảy. Ngược lại, ước muốn lấy vật  gì  thuộc  sở hữu của người khác, hay đi đến nơi cờ bạc để mong kiếm tiền mà không phải lao động cân xứng thì cũng là tội nghịch điều răn thứ bảy cách chắc chắn. Lại nữa , không thể lấy lý do muốn giúp xây nhà thờ, tu viện, nhà Dòng,   nhả nuôi trẻ mồi côi, xây trường học,…để biện minh cho việc cờ  bạc vì mục  đích tốt  không thể biện minh cho phương tiện xấu được.( le but ne justifie pas le moyen)Tóm lại, cờ bạc là một điều lỗi phạm đức công bằng mà người tín hữu phải tránh vì cờ bạc sẽ dẫn đến gian manh, trộm cắp, mãi dâm, phản bội, và phá vỡ hạnh phúc gia đình…

3-có được phép buôn bán hay trồng các loại cần sa, thuốc phiện hay không?

Dùng cần sa,  ma túy (drugs) nói chung, là một tội nặng vì hậu quả nguy hại cho sức khỏe con người.Do đó, trồng và buôn bán các loại cần sa  ma túy là một gương xấu phải tránh vì hậu quả tai hại của các loại độc tố này cho sức khỏe của người khác mà mình phải tôn trọng theo giáo lý hiện hành  của Giáo Hội.( x SGLGHCG số 2291).
 

a
II- Về việc tham dự các nghi lễ của các giáo phái ngoài Công  giáo:Xin được  nói  lại một lần nữa là chỉ có Giáo  Hội Công Giáo và các Giáo hội Chính Thống Đông Phương ( Eastern Orthodox Churches) là có các bí tích hữu hiệu như Phép rửa, Thêm Sức, Hòa Giải, Sức dầu bệnh nhân, Truyền Chức thánh và Hôn phối, vì  chỉ các Giáo Hội này mới có nguồn gốc Tông Đồ ( Apostolic succession) mà thôi.

Ngoài ra, tất cả các Giáo Phái Tin Lành,  như, Baptist, Episcopal, Evangelical, Methodist. Presbyterian, Lutheran, Memonite, Church of Christ ,v.v  và cả  Anh giáo ( Anglican Communion)…đều không có nguồn gốc Tông Đồ,  nên không có các bí tích hữu hiệu nói trên; trừ  Phép Rửa ( Baptism) mà đa số họ có và được Giáo hội Công Giáo nhìn nhận, nếu họ cũng làm phép rửa với nước và Công thức Chúa Ba Ngôi. Nhóm nào không làm với Công thức này – như nhóm Bahai Hullah, và Marmonite…- thì nếu tín đồ của họ muốn gia nhập Công Giáo, họ phải được  rửa tội lại.

Trong mục đích đại kết  ( Ecumenism) mà  Giáo Hội Công Giáo  đã theo đuổi từ nhiều thập niên qua,  nhằm tiến đến hiệp nhất giữa các  Giáo hội và tín hữu còn ly khai,  các tín hữu Công Giáo, cũng được  khuyến khích  giao thiệp  trong tình huynh đệ với các anh chị em cùng tin Chúa Kitô nhưng đang ở bên ngoài Giáo Hội Công Giáo,  vì chưa thể hiệp nhất được trong cùng một  giáo lý,  tín lý , bí tích , phụng vụ, và tôn trọng vị Đại Diện duy nhất của Chúa Kitô trên trần gian là Đức Thánh Cha, tức Giám Mục Rôma và cũng là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.

Đa số các giáo phái trên chỉ có giảng thuyết Kinh Thánh ( hiểu theo cách cắt nghĩa riêng của họ) và làm Phép rửa mà thôi. Một số như nhóm Episcopalian, Lutheran. First United Church… cũng có nghi thức bẻ bánh và uống  rượu nho trong lúc hội họp và nghe giảng thuyết. Tuy nhiên vì họ không có chức Linh mục hữu hiệu nên dù các mục sư của họ có đọc lời Chúa nói trong Bữa tiệc ly  thì  cũng không thể   biến bản thể ( substance)  của bánh và rượu trở nên mình máu Chúa Kitô được vì họ không có chức Linh mục hữu hiệu như đã nói trên. 
 

a
Vì thế, nếu  vì xã giao mà phải tham dự nghi lễ nào của anh  em Tin Lành nói chung,  thì người Công Giáo không được tham gia  vào việc bẻ bánh và uống rượu với họ, vì làm như vậy có nghĩa là hiệp thông với họ trong niềm tin không có Chúa Kitô hiện diện thực sự trong Phép Thánh Thể như  Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Đông Phương tin. Họ bẻ bánh và uống rượu là  để nhắc lại bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu như được ghi lại trong ba Phúc Âm của Matthêu. Mac-cô và Lu ca., chứ không phải là Thánh Lễ Misa cử hành trong Giáo Hội Công Giáo để  dâng lại Hy Tế thập giá và  diễn lại bữa ăn sau cùng của Chúa Kitô với Nhóm mười Hai..Và trong Bữa ăn sau  cùng  này,  Chúa Kitô đã lập Phép Thánh Thể và Chức Linh mục để “ anh  em làm việc này  mà tưởng nhớ đến Thầy. “ như Chúa đã truyền cho các Tông Đồ hiện diện ( Lc 22 : 19; 1 Cor 11: 25)

Nói rõ hơn, chỉ có Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương là có bí tích Truyền Chức thánh ( Holy Orders) hữu hiệu, nên các giám mục và linh mục mới được chia sẻ Chức Linh Mục đời đời của Chúa Kitô, là “ Thượng Tế đời đời theo phẩm trật Men-ki-xê-đê” ( Dt  6: 20). Chính nhờ có chức linh mục hữu hiệu, nên các tư tế Công Giáo và Chính thống  ( giám mục, linh mục) mới có thể đọc lời truyền phép hữu hiệu ( valid consecration) để biến bản thể của bánh và rượu trở thành mình và máu của Chúa Kitô khi cử hành Thánh lễ Tạ Ơn ( Eucharist) ở khắp nơi trên bàn thờ ngày nay.

Vì các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương  cũng có các bí tích hữu hiệu, nên người Công Giáo- trong trường hợp không tìm được nhà thờ và linh mục Công Giáo-  thì được phép tham dự nghi lễ phụng vụ ở một nhà thờ Chính Thống trong nơi mình cư ngụ và lãnh các bí tích Thánh Thể, hòa giải và sức dầu nơi các linh mục Chính thống.
 

a
Nhưng nếu vì xã giao hay có liên hệ gia đình mà phải tham dự nghi lễ  hay tang  lễ của anh  em Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo… ( Islam) thì  người Công giáo có thể đốt hương cho người quá cố, nhưng không được bái lậy các thần tượng của các tôn giáo bạn, vì chúng ta không cùng chia sẻ niềm tin với họ về Đấng mà họ tôn thờ..Ngoài  ra, người Công giáo cũng được khuyến khích  giao thiệp thân hữu với các anh chi em ngoài Công Giáo trong mục đích tìm sự hiệp nhất giữa các anh chị em đó với Giáo Hội Công Giáo,  là Giáo Hội duy nhất mà Chúa Kitô đã  thiết lập trên nền tảng Tông Đồ để tiếp tục Sứ vụ rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng của Chúa  cho muôn dân cho đến ngày mãn thời  gian

Tuy nhiên, chúng ta phải giữ vững đức tin Công Giáo, vâng phục  và thi hành những gì Giáo Hội là Mẹ dạy dỗ chúng ta trong các lãnh vực giáo lý, tín lý, luân lý, phụng vụ và bí tích.

Chúng ta cũng cầu xin cho sự mau hiệp nhất của tất cả các giáo hội hay công đoàn đức tin đang còn ở bên ngoài Giáo Hội Công Giáo để “họ được nên một  như chúng ta là một”. ( Ga  17: 22) như Chúa Giêsu đã tha thiết cầu xin cùng Chúa Cha trước giờ Người thọ nạn thập giá để cứu chuộc cho nhân loai.

Ước mong những giải đáp trên thỏa mãn các câu hỏi đặt ra.
 

Lm. Phanxicô .Xaviê Ngô Tôn Huấn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*