Hỏi: xin cha cho biết các tín hữu của các tôn giáo bên ngoài Giáo Hội Công Giáo , kể cả những người vô thần , có được cứu rỗi hay không ?
Trả lời:
Nói đến cứu rỗi là nói đến hạnh phúc Nước Trời dành cho những ai tin và yêu mến Thiên Chúa khi còn sống trân trần gian này, và cậy nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Giêsu-Kitô.
Thật vậy, Thiên Chúa là tình yêu, là “ Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” ( 1 Tm 2 : 4)
Đó là chân lý mà Thánh Phaolô Tông Đồ đã dạy không sai lầm từ trên 2000 năm qua.Thiên Chúa muốn cho mọi người không phân biết mầu da, ngôn ngữ và văn hóa được cứu độ, nên đã sai Con Một Người là Chúa Kitô đến trần gian cách nay trên 2000 năm để cứu chuộc cho con người khỏi chết đời đời vì tội.
Chúa Kitô đã hoàn tất công cuộc cứu chuộc này qua khổ hình thập giá, chết, sống lại và lên Trời ngự bên hữu Chúa Cha. Công nghiệp cứu chuộc này thật vô giá và vô cùng cần thiết cho những ai muốn được cứu rỗi để vui hưởng hạnh phúc đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau.
Nhưng, muốn được cứu rỗi thì nhất thiết phải tin Chúa Kitô và cậy nhờ công nghiệp cực trọng của Chúa. Nói rõ hơn, nếu Chúa Kitô không vâng phục Chúa Cha mà xuống trần gian làm Con Người, và “ hy sinh mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người” ( Mt 20:28) thì tuyệt dối không ai có thể làm được gì để xứng đáng được cứu rỗi, vì “ ngoài Người ( Chúa Kitô) ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gần trời này , không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.” ( Cv 4: 12)
Như thế có nghĩa là tất cả loài người – kể cả Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse, cao trọng trong thiên chức là Mẹ thật và là Cha nuôi Chúa Kitô, cùng các Thánh Tổ Tông, các Thánh Tiên tri (Ngôn sứ), các Thánh Tông Đồ… đều phải nhận công nghiệp cứu chuôc của Chúa Kitô để vào Nước Trời vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa là Cha và cũng là Đấng cứu độ chúng ta nhờ Chúa Kitô.
Sở dĩ Danh Thánh và công nghiệp của Chúa Kitô cực kỳ quan trọng như vậy, vì
“ chỉ có một Thiên Chúa
Chỉ có một Đấng trung gian
Giữa Thiên Chúa và loài người
Đó là một con người, Đức Kitô- Giêsu
Đấng đã tự hiến mình làm giá chuộc cho mọi người.”
( 1Tm 2: 5-6)
Nghĩa là bất cứ ai được cứu độ từ trước đến nay và còn mài về sau cho đến ngày hết thời gian, thì đều phải nhờ công nghiệp cứu chuộc vô giá này của Chúa Kitô, Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người.
Từ chân lý này, Giáo Hội dạy chúng ta phải gia nhập Giáo Hội,được Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng Tông Đồ và chịu Phép Rửa để được cứu rỗi nhờ công nghiệp của Chúa Kitô. Phải được rửa tội , tức là phải được tái sinh trong sự sống mới được mua bằng giá máu Chúa Kitô một lần đổ ra trên thập giá năm xưa để cho “ ai tin và chịu phép rửa thì được cứu độ , ai không tin sẽ bị luận phạt” ( Mc 16: 16), như Chúa đã nói với các môn đệ trước khi Người về Trời, sau khi hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại qua khổ hình thập giá, chết, sống lại và lên Trời.
Chúa đã thiết lập Giáo Hội của Người trên nền tảng Tông Đồ Trưởng là Phêrô như phương tiện cần thiết để chuyên chở ơn cứu độ của Người đến hết mọi người trên trần gian cho đến ngày cánh chung – tức là ngày tận thế.
Giáo Hội này “ tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo do Đấng kế vị Phêrô và các giám mục hiệp thông với ngài điều khiển..” ( LG. số 8).
Vì thế “ những ai biết rằng Giáo Hội Công Giáo , được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Kitô, như phương tiện cứu rỗi cần thiết mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không muốn kiên trì sống trong Giáo Hội này thì sẽ không thể được cứu rỗi.” ( LG. số 14)
Nói khác đi, những ai biết Giáo Hội Công Giáo là phương tiện cứu rỗi cần thiết mà vẫn không muốn gia nhập, hoặc đã gia nhập qua Phép Rửa rồi mà lại không kiên trì sống đức tin, đức cậy, đức mến trong Giáo Hội này thì cũng sẽ không được cứu rỗi như Giáo Hội dạy trên đây.
Dầu vậy, đối với những người không vì lỗi của họ mà không được biết Chúa Kitô cũng như không được rửa tội vì không ai giúp họ về việc quan trọng này, Giáo Hội cũng dạy là nếu họ sống ngay lành và làm mọi việc theo sự hướng dẫn lành mạnh của lương tâm, thì họ vẫn có thể được cứu rỗi nhờ Danh Chúa Kitô và công nghiệp cứu chuộc của Chúa.( x SGLGHCG số 847; LG số 16)
Ngược lại, những người đã được biết Chúa qua đức tin và đã gia nhập Giáo Hội qua Phép Rửa, nhưng nếu họ không sống đức tin ấy và không thi hành những cam kết khi được rửa tội là mến Chúa trên hết mọi sự và xa trsnh mọi tội lỗi, để lao mình vào những con đường tội lỗi như giết người, hận thù, trộm cắp , bóc lột, bất công bạo tàn, dâm ô thác loạn, buôn bán phụ nữ và bắt cóc trẻ nữ để bán cho bọn bất lương hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn …thì làm sao bọn này có thể được cứu rỗi, nếu chúng cứ tiệp tục con đường tội lỗi mà không kíp ăn năn , sám hối để xin Chúa thứ tha ? .
Trong trường hợp này, dù có ai trong bọn người này đã được rửa tội khi còn nhỏ, thì phép Rửa cũng hoàn toàn vô ích cho họ mà thôi.
Riêng đối với các tín hữu của các tôn giáo bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, chúng ta cần phân biệt hai trường hợp sau đây :
1. Trước hết là các Tôn giáo có liên hệ ít nhiều về nguồn gốc với Công Giáo như các Giáo Hội Chinh Thống Đông Phương ( Eastern Orthodox Churches ) các nhánh Tin Lành ( protestanism) Anh Giáo ( Anglican Communon) và Do Thái Giáo ( Judaism) tức là những giáo phái không đang hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, vì có những bất đồng về tín lý, Kinh Thánh , Phụng Vụ và nhất là về vai trò Đại Diện ( Vicar) Chúa Kitô của Đức Giáo Hoàng La mã.
Đối với các Giáo Hội chưa hiệp thông này, Giáo Hội Công Giáo vẫn tha thiết mời gọi sự hiệp nhất Kitô Giáo qua nỗ lực đai kết ( Ecumenism) mà Giáo Hội đã theo đuổi từ nhiều thập niên qua, nhưng cho đến nay, mới chỉ đạt được việc bỏ vạ tuyệt thông giữa hai Giáo Hội Công Giáo và Chính Thông Đông phương sau cuộc hội ngộ lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Hy Lap Anathegoras I năm 1966.Vạ tuyệt thông ( Anathema) này đã xảy ra từ năm 1054 giữa hai Giáo Hội Chính Thống Đông Phương và Giáo Hội Công Giáo La mã vì những bất đồng không thể hàn gắn được giữa hai Giáo Hội anh em này.
Gần đây có thêm một số khá đông giáo sĩ và giáo dân Anh giáo xin gia nhập Công Giáo và đã được hoan hỉ đón nhận. Ngoài ra chưa có tiến bộ nào trong việc hiệp nhất giữa Công Giáo và các nhánh Tin Lành, và Do Thái giáo , mặc dù Tòa Thánh vẫn có những liên hệ mật thiết với các giáo phái này và vẫn luôn hướng về các anh em còn ở bên ngoài Công Giáo này để cầu xin cho sự hiệp nhất được sớm thực hiện với thiện chỉ của các bên liên hệ.
Riêng các tín hữu của các Giáo hội chưa hiệp nhất này, Giáo Hội Công Giáo không hoài nghi ơn cứu rỗi dành cho họ, vì tin rằng, nếu họ sống đúng với niềm tin của họ vào Chúa Cứu Thế Giêsu để thành tâm yêu mến và thi hành ý muốn của Thiên Chúa, thì họ vẫn được hưởng nhờ ơn cứu chuộc của Chúa Kitô.
2. Đối với các Tôn giáo ngoài Kitô Giáo khác như Hồi Giáo,( Islam) Ấn Giáo ( Hinduism) Phật Giáo ( Buddhism) , Khổng Giáo ( Confucianism) Thần Đạo ( Shinto) ( của người Nhật) , v.v, kể cả những người vô thần ( Atheists..tuy họ ở bên ngoài Công Giáo, và khong chia sẻ niêm tin có Chúa của Giáo Hội Công Giáo, nhưng Giáo Hội không hề dạy là họ sẽ không được cứu rỗi. Xa xưa trong thời sơ khai của Giáo hội, đã có giáo phụ dạy là không có ơn cứu độ ngoài Giáo Hội ( no salvation outside the Church).
Nhưng lời dạy trên không trở thành giáo lý vững chắc còn tồn tại trong Giáo Hội cho đến ngày hôm nay. Ngược lại, Giáo Hội , qua Công Đồng Vaticanô II với tuyên ngôn Nostra Aetate về mối liên lạc giữa Giáo Hôi và các Tôn giáo ngoài Kitô Giáo, đã minh xác như sau:
“ Giáo Hội Công Giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo đó.Với lòng kính trọng chân thành.Giáo Hội xét thấy những phương thức hành động và lối sống , những huấn giáo và giáo thuyết kia tuy rằng có nhiều điểm khác với chủ trương mà Giáo hội duy trì, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của chân lý.Chân lý chiếu soi cho hết mọi người…vì thế, Giáo Hội khuyến khích con cái mình nhìn nhận , duy trì và cổ động cho những thiện ích thiêng liêng cũng như luân lý và những giá trị xã hội và văn hóa của các tín đồ thuộc các tôn giáo khác bằng con đường đối thoại và hợp tác cách thân trọng và bác ái đối với tín đồ tín đồ các tôn giáo ấy mà vẫn là chứng tá của đức tin và đời sống Ki tô giáo.” ( Nostra Aetate số 2)
Như thế có nghĩa là Giáo Hội Công Giáo không phán đoán tiêu cực về bất cứ tôn giáo nào bên ngoài Giáo Hộ, và hơn thế nữa, còn kêu gọi người Công Giáo nên có thái độ thân thiện với các tín đồ các tôn giáo.
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Để lại một phản hồi