Trong những đề nghị của Đại hội toàn thể của Uỷ ban Giáo hoàng về châu Mỹ Latinh – khoảng mười lăm phụ nữ thành viên của Uỷ ban này là những người tham gia vào đời sống của Giáo hội và xã hội của châu Mỹ Latinh–, có đề nghị: cần phải “nghiêm túc kiểm điểm đời sống” của các cộng đoàn Kitô hữu để “xin tha thứ cho tất cả các trường hợp mà họ đã đồng lõa trong việc xúc phạm phẩm giá của phụ nữ”.
Uỷ ban cũng kêu gọi “tố giác mọi hình thức phân biệt đối xử, đàn áp, bạo lực và bóc lột phụ nữ”.
Phụ nữ trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội
Tài liệu của Đại hội còn nghiên cứu nhiều hướng đi để tìm ra một sự hợp tác tốt hơn, và cả đến một trách nhiệm thực sự, giữa người nam và người nữ trong Giáo hội.
Trong phần kết luận, tài liệu xác định: “Uỷ ban Giáo hoàng về châu Mỹ Latinh không có tham vọng đề ra những lối tiếp cận và nhu cầu của riêng mình cho Giáo hội hoàn vũ, nhưng nghiêm túc đặt vấn đề về một Thượng hội đồng của Giáo hội phổ quát với chủ đề phụ nữ trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội”.
Một Giáo hội như Đức giáo hoàng mong muốn
Được thành lập vào năm 1958 để tư vấn và giúp đỡ các Giáo hội châu Mỹ Latinh, đồng thời tư vấn cho Đức giáo hoàng vềchâu lục này, Uỷ ban Giáo hoàng về châu Mỹ Latinh, ngay từ khi Đức hồng y Bergoglio đảm nhận sứ vụ giáo hoàng, được coi như một nơi thực nghiệm để hình dung một Giáo hội mà vị giáo hoàng người châu Mỹ Latinh mong muốn.
Do đó, ngày 19 tháng Ba 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết một bức thư để cảnh báo “nạn giáo sĩ trị, dẫn đến tình trạng biến người giáo dân thành các viên chức”.
Bức thư này, gửi cho Đức hồng y Marc Ouellet, Bộ trưởng Bộ Giám mục kiêm Chủ tịch Uỷ ban, vượt ra khỏi bối cảnh châu Mỹ Latinh để lưu tâm rộng hơn đến vai trò thích đáng của giáo dân trong Giáo hội.
(Theo La Croix)
Để lại một phản hồi