Cây Nho
Chúa Nhật tuần V Phục Sinh
Lời Chúa:
Ga 15,1-8
1 “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. 2 Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi ; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. 3 Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. 4 Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.
5 Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. 6 Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. 7 Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. 8 Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là : Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.
Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. (Ga 15,4)
Suy niệm:
CHÚA NHẬT THỨ V PHỤC SINH.
Gioan 15,1-8.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta vừa nghe một đoạn Tin Mừng với những hình ảnh rất gần gũi với cuộc sống của người Do thái và có lẽ cũng không đến nổi quá xa lạ với cuộc sống của chúng ta.
Như thường lệ, ở đây Chúa Giêsu đang sử dụng các hình ảnh và ý niệm thuộc di sản tôn giáo của dân Do Thái. Nhiều lần Cựu Ước mô tả dân Israel như một gốc nho hay vườn nho của Thiên Chúa. “Vườn nho của Đức Chúa Giavê ấy là nhà Israel” (Is 5,1-7). Qua Giêrêmia, thông điệp của Thiên Chúa đã truyền đến cho Israel rằng: “Ta đã trồng ngươi như cây nho tốt” (2,21). Eđêkien 15 và 19 cũng ví dân Israel như cây nho. Osê nói: “Israel là cây nho tươi tốt” (10,1). Tác giả thánh vịnh nghĩ về việc Thiên Chúa giải thoát dân người như sau: “Từ Ai Cập, Chúa đã dời sang một cây nho”…Cây nho đã trở thành biểu tượng của dân tộc Israel. Huy hiệu trên các đồng tiền thời Macabê là cây nho. Một trong những kì công chói lọi trong đền thờ là cây nho bằng vàng thật lớn đặt trước nơi Thánh. Nhiều vĩ nhân kể mình có vinh dự lớn khi được phép dâng một số vàng để đúc thêm một chùm trái mới cho cây nho ấy. cây nho là hình ảnh đặc trương của người Do Thái, và là biểu tượng của dân Israel.
Chúa Giêsu tự xưng là cây nho thật. Từ ngữ alethnos có nghĩa là thật, có thật, đích thực. Điều đáng chú ý là trong Cựu Ước, biểu tượng cây nho luôn được gắn liền với ý niệm suy thoái. Trong bức tranh của Isaia vườn nho đã trở thành vườn nho hoang. Giêrêmia than phiền dân tộc ông đã “biến thành một cây nho lạ, thoái hoá thành một cây khác”. Osê thì kêu lên: “Israel là một cây nho trơ trụi”. Dường nhu Chúa Giêsu muốn nói “các ngươi tưởng vì thuộc về dân Israel nên các ngươi là nhánh cây nho thật của Thiên Chúa. Dân Do Thái là một cây nho, nhưng là cây nho thoái hoá y như các tiên tri nhìn thấy. Chính TA là cây nho thật. Sự kiện “là người Do Thái” không thể cứu người. Điều duy nhất có thể cứu các ngươi là hãy hiệp thông mật thiết sống động với Ta. Hãy tin Ta vì Ta là cây nho thật của Thiên Chúa, và các ngươi phải là những nhánh nho gắn liền vào Ta”. Chúa Giêsu đã xác định không phải là dòng máu Do Thái nhưng chính đức tin vào Ngài là phương pháp cứu rỗi của Thiên Chúa. không một yếu tố nào có thể cứu giúp con người được hoà thuận với Thiên Chúa mà chỉ có tình thân hữu với Chúa Cứu Thế Giêsu.
Lúc tả bức tranh về cây nho, Chúa Giêsu biết rõ điều Ngài dang nói. Cây nho mọc khắp nơi tại Paletin, muốn thu hoạch được trái tốt, người ta phải hết sức chú ý chăm sóc nó. Nó thường mọc trên những thềm đất cao, nền đất phải sạch sẽ. Có khi người ta trồng thành hành rào, có khi thả bò sát đất trên các cành cây làm chói, cũng có khi người ta cho nó bò lên cửa những ngôi nhà tranh. Nhưng dù mọc ở đâu, việc chuẩn bị đất trồng thật kỹ vẫn là việc chính yếu. Cây nho mọc rất xanh tốt, việc cần thiết là phải tỉa sửa thật kỹ. Nó mọc xanh tốt đến nỗi phải chia khoảng cách từ hành này đến hành kia ít nhất là bốn mét, vì nhánh nho phát triển nhanh. Một cây nho tơ trong ba năm đầu chưa có trái, mỗi năm nó phải được tỉa thật sạch để có thể phát triển và giữ được sinh lực. Khi đến độ trưởng thành, người ta cắt tỉa nó vào khoảng tháng mười hai hay tháng một dương lịch. Có hai loại nhánh nho, một loại sinh trái và một loại không sinh trái. Lọai nhánh không sinh trái phải được cắt bỏ một cách không thương xót, để lại, chúng hút hết sinh lực của cây nho. Cây nho sẽ không thể cho trái đúng mức nếu không bị cắt tỉa thật kỹ. Chúa Giêsu biết rõ điều đó.
Hơn nữa, gỗ của cây nho không dùng được vào việc gì, vì quá mềm. Luật pháp qui định mỗi năm vài lần, dân chúng phải đem củi vào Đền thờ để dùng cho các bàn thờ của lễ thiêu, nhưng dứt khoát không được dâng củi nho. Sau khi cắt tỉa cây nho, việc duy nhất có thể làm là đem đốt bỏ. Điều này làm cho bức tranh Chúa vẽ càng thêm ý nghĩa.
Chúa Giêsu bảo những kẻ theo Ngài cũng giống như vậy. Một số trong họ là những nhánh ra trái thật sai nhưng một số khác lại vô dụng vì không sinh trái. Khi nói đến điều này Chúa Giêsu nghĩ đến ai đây? có hai câu trả lời: một là Ngài đang nghĩ đến dẫn Do Thái, họ là nhánh của cây nho Thiên Chúa. Đây không phải là hình ảnh mà hết tiên tri này đến tiên tri khác mô tả hay sao? Nhưng họ không chịu nghe Ngài, không chịu nhận Ngài, do đó, họ chỉ là những nhánh nho khô vô dụng. Thứ hai, Chúa đang nghĩ đến tổng quát hơn. Ngài đang nghĩ đến các Kitô hữu mà đạo của họ chỉ là hữu danh vô thực, năng thuyết bất năng hành, chỉ nói mà không làm. Ngài đang nghĩ đến các Kitô hữu vốn là những nhánh nho vô dụng, toàn lá mà chẳng sinh trái. Và Ngài đang nghĩ đến các Kitô hữu đang phản đạo, đã nghe, đã theo đạo, nhưng lại sa ngã, bỏ đạo để trở thành những kẻ phản thầy, hại chủ mà có lần họ đã thề nguyền sẽ trung thành phụng vụ.
Chúng ta có thể trở thành những nhánh nho vô dụng theo ba cách:
Chúng ta từ chối không nghe theo Chúa Giêsu.
Chúng ta nghe Ngài và phục vụ Ngài bằng đầu môi chót lưỡi chú không làm theo.
Chúng ta có thể nhận ngài làm Thầy và làm Chủ, nhưng sau đó khi gặp khó khăn trên đường đời hay khi bị dục vọng lôi cuốn thì từ bỏ Ngài.
Nên nhớ đến nguyên tắc đầu tiên của Tân Ước là vô dụng dẫn đến tai hại. nhánh nho vô dụng đang ở trên đường đi đến chỗ bị thiêu hủy.
Phân đọa này nói đến nhiều việc ở trong Chúa Cứu Thế. Điếu đó có nghĩa gì? Kitô hữu ở trong Chúa và Chúa ở trong Kitô hữu mang một ý nghĩ rất huyền nhiệm. Nhưng nhiều người, có lẽ là đa số nữa không có kinh nghiệm nhiệm màu này. nếu chúng ta không có được kinh nghiệm đó thì cũng đừng tự trách mình. có một phương pháp đơn giản hơn để chúng ta nhìn và kinh nghiệm màu nhiệm đó, nó được mở ra cho tất cả mọi người. chúng ta có thể lấy một hìng ảnh thông thường để ví sánh. Dẫu mọi lối ví sánh đều bất toàn, nhưng chúng ta đành phải dùng những ý niệm mình có. Giả dụ cá một người yếu đuối sa vào cám dỗ, đã làm hỏng mọi chuyện, đang trên đà suy thoái tinh thần, trí óc và đạo đức. Người ấy có một bạn thân có bản chất mạnh mẽ, đáng mến, đầy lòng yêu thương, đã cứu anh ta ra khỏi tìng trạng suy thoái kia. Chỉ có một phương pháp duy nhất để người yếu đuối kia có thể duy trì tình trạng phục hồi của mình và giữ mình trên con đường tốt, là anh ta phải duy trì mối quan hệ với người bạn kia. Nếu mất đi sợi dây liên lạc thì sự yếu đuối của anh ta có nhiều cơ hội thắng thế, những cám dỗ xuất hiện và anh ta lại sa ngã. Lối thoát của anh ta nằm trong mối liên lạc liên tục với sức mạnh của bạn mình. khi một người hư hỏng được đặt sống chung với một người tử tế đứng đắn kia thì còn được an toàn. Nhưng nếu người ấy rời bỏ căn nhà đó, đi theo ý riêng, sống tách biệt với người bạn tốt, sẽ bị sa ngã lại. chúng ta phải giữ liên lạc với cái tốt để đánh bại cái xấu. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng…
Ơ trong Chúa Giêsu cũng giống như vậy. Bí quyết của đời sống Chúa Giêsu là Ngài luôn tiếp xúc, liên hệ với Chúa Cha. Nhiều lần Ngài lui vào nơi vắng vẻ để gặp mặt Thiên Chúa. Chúa Giêsu luôn luôn ở trong Chúa Cha. Giữa Chúa Giêsu và chúng ta cũng phải như vậy, chúng ta phải giữ mối liên hệ tiếp xúc với Ngài luôn. Chúng ta sẽ không đạt được điều đó nếu không quyết tâm thực hiện. Thí dụ như việc cầu nguyện ban sáng, dù ngắn ngủi, nhưng giờ tĩng nguyện như thuốc sát trùng chung thủy suốt một ngày, vì làm như thế chúng ta không thể nào ra khi Israel sự hiện diệc của Chúa Giêsu để chạm vào điều ác. Với một số ít người trong chúng ta, có thể việc ở trong Chúa Giêsu là một kinh nghiệm huyền nhiệm, không thể diễn tả bằng lời. Với phần đông chúng ta điều đó có nghĩ là tiếp súc thường xuyên với Chúa Giêsu, là thu xép sao cho đời sống, giờ cầu nguyện, và cả những lúc phải im lặng, để không giây phút nào chúng ta có thể quên Ngài.
Để lại một phản hồi