Thể thao, công cụ của đối thoại liên văn hóa: Câu chuyện của Nasim Eshqi

Ở Iran, leo núi ngoài trời là một môn thể thao ít phổ biến, đặc biệt đối với phụ nữ. Các phụ nữ nếu yêu thích môn thể thao này thì đa số tập luyện trong phòng tập thể dục, trong không gian và thời gian dành riêng cho họ. Họ phải che mặt khi chơi.

Thethao.jpgTuy nhiên, có một phụ nữ đã chống lại điều này, đã trở thành một nhà tiên phong của môn thể thao ngoài trời này. Câu chuyện của cô là nội dung chính của một bộ phim tài liệu “Climbing Iran”, do đạo diễn Francesca Borghetti thực hiện.

Câu chuyện của Nasim

Nasim Eshqi, 36 tuổi, cách đây 13 năm cô đã bắt đầu luyện tập môn thể thao leo núi. Ngày nay cô là người phụ nữ duy nhất đã thực hành môn thể thao này như một nghề thực sự. Nhưng trước khi có thể trở thành tay leo núi, cô phải leo lên ngọn núi khó khăn nhất, đó là định kiến và những hạn chế của đất nước cô. Ở Tehran, thể thao được coi là lãng phí thời gian, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Trong việc leo núi tự do, sự hiện diện của một người đồng hành leo núi là quan trọng, và rất khó cho Nasim tìm đúng người để luyện tập ở cấp độ của mình. Những người đàn ông giàu kinh nghiệm nhất thường không có sẵn. Tại thời điểm đó, không có các nữ chuyên gia. Nasim nói trong phim: “Ở Iran, không có nhiều người chơi môn thể thao như tôi, hầu như không có ai. Có rất nhiều nhà leo núi giỏi ở trong phòng tập thể dục nhưng không phải ngoài trời”.

Một phim tài liệu của Francesca Borghetti

Francesca Borghetti  kể lại: “Tôi đọc được câu chuyện của Nasim trong một tờ báo Ý, những hình ảnh mô tả cô ấy trong lúc nỗ lực leo lên ngọn núi mà không có mạng che mặt đã gây cho tôi sự chú ý tôi và tôi bắt đầu có sự tò mò về cô gái này”.

Bối cảnh hiện tại

Đạo diễn tiếp tục: “Đây là  một câu chuyện về một người phụ nữ trong một bối cảnh dường như xa chúng ta, nhưng có một âm vang mạnh mẽ, như một mẫu gương giữa những tin tức hàng ngày mô tả bạo lực mà họ phải chịu. Hành trình để đạt được sự tự quyết qua chìa khoá thể thao và trong sự thật nhờ bởi sự đồng cảm sâu sắc với thiên nhiên. Sự bao la của thiên nhiên và uy nghi đáng sợ của núi là nơi ẩn náu để tìm thấy chính mình và chuẩn bị cho những trận chiến của cuộc sống thực tế”.

Ngọn núi văn hóa

Bởi vậy, ngọn núi để leo không chỉ là vật chất mà còn được tạo ra từ các rào cản văn hóa. Ngọn núi là môi trường trong đó hành động mấu chốt được thực hiện, đó là nơi mà nỗ lực thực sự, thách thức sẽ trở thành một nơi tự do. Một chiều kích định vị lại con người trước giới hạn của mình và tương đối lại sự khao khát kiểm soát của mình và sự toàn năng của ý thức hệ. Francesca Borghetti giải thích: “Leo núi có giá trị biểu tượng của thử thách cá nhân để vượt qua giới hạn của một người. Sự tò mò cá nhân của tôi đối với đất nước này, gần đây đã đưa ra những dấu hiệu cởi mở với thế giới bên ngoài. Ở trung tâm của bộ phim đó cũng là “ngọn núi” cao nhất, đó là bối cảnh chính trị của đất nước”.

Nhìn qua các đỉnh núi

Francesca Borghetti giải thích: “Như phụ nữ tôi nắm lấy thử thách để nhìn xa hơn ngọn núi ngăn cách chúng ta từ một đất nước mà chúng ta biết quá ít và trong thực tế có những câu chuyện như Nasim. Trong câu chuyện này chúng ta có thể tìm thấy những yếu tố để trở về nhìn lại chính chúng ta, trong những thử thách cá nhân của chúng ta, trước những ngọn núi cần phải chinh phục”.

Mục đích của dự án

Francesca Borghetti nói: “Với công việc này, tôi muốn đóng góp vào sự phát triển của đối thoại liên văn hóa giữa Italy và Iran và tiết lộ một điều gì đó mà bài phát biểu bình thường đối với Iran không truyền tải: năng lượng tích cực của cá nhân Nasim Eshqi và một đất nước năng động và phức tạp”. (Vatican News13-6-2018)

Ngọc Yến

(RadioVaticana 14.06.2018)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*