Người gieo giống lạc quan
Mt 20, 20-28
20Khi ấy, bà mẹ các con ông Giêbêđê cùng với hai con đến gặp Chúa Giêsu. 21Bà sấp mình xuống lạy Người, có ý xin Người điều chi đó. 22Người hỏi: “Bà muốn gì?” Bà ta thưa lại: “Xin Ngài hãy truyền cho hai con tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước Ngài”.
23Chúa Giêsu đáp lại: “Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây ta sắp uống chăng?” Họ nói với Người: “Thưa được”. 24Người bảo họ: “Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai thì người ấy mới được”. 25Nghe vậy, mười người kia tỏ ra bất bình với hai anh em.
26Chúa Giêsu gọi họ lại mà bảo: “Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. 27Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu các con, thì hãy làm tôi tớ các con. 28Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”.
Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục (Mt 13,8)
Đặt trong sơ đồ chung của thánh Mátthêu: trong chương 13 (từ hôm nay đến thứ sáu tuần 17), Thánh Mátthêu gom chung 7 dụ ngôn, qua đó Chúa Giêsu dạy người ta hiểu về Nước trời.
Trước những lời của Chúa Giêsu giải thích về Nước trời bằng hình thức dụ ngôn, thính giả phải lựa chọn dứt khoát: hoặc nghe rồi đem ra thực hành để được gia nhập Nước trời thật, hoặc chỉ nghe suông rồi bỏ qua và do đó không được vào.
Phân tích
Đây là phần đầu của dụ ngôn người gieo giống: chính câu chuyện dụ ngôn (ngày mai là phần thứ hai, Chúa Giêsu giải thích lý do tại sao Ngài giảng bằng dụ ngôn, và ngày mốt là phần thứ ba Ngài sẽ giải thích ý nghĩa cũa dụ này).
Trong câu chuyện dụ ngôn này, ta hãy chú ý vài chi tiết ban đầu:
Người gieo giống này rất phung phí, gieo hạt giống ở khắp nơi, kể cả những nơi hy vọng nảy mầm không bao nhiêu: Thiên Chúa rất quảng đại trong việc ban lời Ngài cho chúng ta.
Có 4 loại đất nhưng 3 loại đã thất bại: Lời Chúa có kết quả hay không tùy thuộc vào cách đón nhận và đáp ứng của con người.
Suy gẫm
1. Chúa Giêsu đã dùng việc gieo giống, tức là một sinh hoạt rất bình thường và gần gũi, để trình bày giáo lý của Ngài. Muốn thế, Ngài phải có một cách nhìn và sự suy nghĩ rất sâu sắc về những việc bình thường ấy.
Tất cả những việc bình thường hằng ngày đều có thể trở thành đề tài cho tôi chiêm ngưỡng và rút ra những bài học bổ ích.
2. Người gieo giống đã gieo hạt giống khắp nơi, một cách có thể nói là phung phí. Hằng ngày và hằng tuần, Chúa cũng ban Lời Chúa cho tôi một cách rất quảng đại: Khi tôi dự Thánh lễ, tôi nghe giảng, khi tôi đọc Sách Đạo đức, khi tôi nguyện ngẫm, khi tôi nghe huấn đức, khi tôi học
Cám ơn về lòng quảng đại của Chúa.
3. Dụ ngôn đầu tiên trong loạt dụ ngôn về Nước trời là một dụ ngôn về Lời Chúa. Lời Chúa rất quan trọng, cần thiết và hữu ích cho đời sống thiêng liêng. Tôi có ý thức điều này không?
4. Trong vườn một gốc nho bị héo úa giữa bao cây nho xanh mơn mởn. Tưới bao nhiên phân cũng chẳng thấy khá hơn. Cuối cùng, người chủ đào gốc lên xem, thì thấy có miếng gỗ chắn ngang gốc thân nho.Có lẽ đời ta cũng vậy. Nếu không đâm rễ sâu vào lòng đất là Lời Chúa, đời ta cũng sẽ úa tàn. (Góp nhặt).
6 – Sức mạnh hoán cải của Lời Chúa
Trong một khu rừng già thuộc vùng núi hắc sơn ở nước Đức, một bọn cướp đang chia nhau những chiến lợi phẩm mà chúng vừa mới cướp được trong đêm hôm trước.
Bọn cướp này có thói quen đem tất cả những của mà chúng cướp được ra bán đấu giá với nhau, rồi mỗi tên mới đem những món đồ mình mua được bán lại cho những người muốn mua của gian.
Hôm đó món cuối cùng mà chúng đưa ra đấu già là một cuốn thánh kinh. Tên cướp đóng vai hộ giá viên đã giới thiệu món hàng này đã nói những lời diễu cợt phạm thượng làm cho cả bọn cười ồ lên.
Nhái lại lối nói của các nhà truyền giáo, một tên đề nghị mở cuốn thánh kinh ra đọc để gây dựng lại đời sống tâm linh của chúng. Cả bọn reo tán thành. Thực ra đây chỉ là một hình thức diễu cợt mà thôi.
Tên hướng dẫn mở cuốn thánh kinh ra như kiểu bói toán nghĩa là lật đại ra một trang, rồi hắn lấy ngón tay chỉ vào một câu, và lấy giọng đọc thật to như một nhà truyền giáo, tên này cũng không quên thêm vào những câu trào phúng làm cho bọn chúng cười ngặt nghẹo.
Một tên trong bọn họ đang cười cười, nói nói bỗng im bặt, nét mặt trở nên nghiêm nghị, hai tay ôm lấy đầu rồi gục xuống hai đầu gối với vẻ suy nghĩ. Tên này lớn tuổi nhất trong bọn, trước nay hắn vẫn nắm quyền anh chị trong đảng cướp. Hắn là người mưu sâu kế độc, hắn có những hành động rất tàn ác.
Các lời kinh thánh vừa được đọc lên dù là với tính cách diễu cợt nhưng đã đánh động tấm lòng cứng cỏi tàn ác của tên tướng cướp.
Đoạn kinh thánh mà tên tướng cướp vừa nghe đọc đã gợi lại trong tâm trí hắn một kỷ niệm êm đềm đã in sâu trong tiềm thức của hắn. Cũng chính đoạn kinh thánh ấy, hắn đã được nghe cách đó 30 năm. Lúc ấy hắn mới là một thanh niên mới tập tễnh bước chân vào đời và còn sống trong bầu không khí yêu thương đầm ấm của gia đình.
Cha mẹ hắn là người tin kính thiên chúa đã tìm đủ cách để dìu dắt hắn vào con đường đạo đức, nhưng những cố gắng của cha mẹ hắn chỉ là công dã tràng.
Tuy nhiên hạt giống lời chúa đã được gieo vào tấm lòng chai đá của hắn cứ tưởng chừng như đã bị lấy đi cách đây 30 năm trời thì hôm nay bắt đầu chuyển mình và gây một tác động mạnh mẽ trong tâm khảm của tên tướng cướp.
30 năm về trước mặc dù được cha mẹ dạy bảo hướng dẫn nhưng người thanh niên kia vẫn hư hỏng, lý do chỉ là vì ảnh hưởng xấu của bạn bè.
Chính buổi sáng hôm người thanh niên quyết định bỏ nhà ra đi trong giờ đọc kinh sáng ở gia đình, người cha theo thói quen đã đọc một đoạn thánh kinh rồi sau đó dựa vào đoạn kinh thánh, ông đã cầu nguyện xin chúa gìn giữ mọi người trong gia đình.
Sau giờ kinh sáng ở gia đình, người thanh niên bất chấp, đã âm thầm trốn đi biệt tích.
30 năm trôi qua, không bao giờ người thanh niên đã bỏ nhà ra đi kia ngờ được rằng tại khu rừng già, thuộc núi hắc sơn, trong khung cảnh của một cuộc chia chác những của cải cướp bóc được này, hắn lại được nghe lại đoạn kinh thánh, mà hắn đã được nghe hôm hắn bỏ nhà ra đi.
Cả một cuốn phim của quá khứ đã được chiếu lại trong tâm trí của hắn, nhất là cảnh gia đình hạnh phúc, cha mẹ, anh chị em hết mực thương và đùm bọc nhau, cảnh gia đình hằng ngày quây quần trước bàn thờ để nghe lời chúa và tha thiết cầu nguyện cho bản thân và cho gia đình.
Tên tướng cướp còn đang vùi đầu vào cuốn phim quá khứ của đời hắn, đang được quay lại trong tâm trí hắn thì một tên khác đến đập vào vai hắn nói:
– Này, sao đàn anh hôm nay có vẻ mơ mộng thế? Chắc là đàn anh muốn mua cuốn thánh kinh phải không? Đâu anh trả giá bao nhiêu?
Rồi với vẻ diễu cợt nhưng lại vừa có tính cách móc lò, vừa có tính cách ca tụng, tên kia nói tiếp:
– đàn anh cần cuốn kinh thánh kia của đàn em là phải, vì nếu đem điểm mặt anh hùng phạm pháp khắp thế giới, thì hẳn đàn anh chiếm giải vô địch.
Tất cả bọn đều tưởng rằng tên bạo phổi kia thế nào cũng bị “xếp” sửa phạt. Nhưng lạ thay tên tướng cướp khét tiếng kia chỉ nhẹ nhàng đáp:
– mày nói đúng, tao chính là thằng phạm tội nặng nhất. Cứ để quyển sách đó cho tao, bao nhiêu cũng được.
Bọn cướp chia tay nhau để đem các món hàng chúng vừa đấu giá được đi bán lấy tiền tiêu xài. Riêng với tên tướng cướp thì cầm cuốn thánh kinh, đi tìm một chỗ vắng trong rừng và ở lại đó để đọc lời chúa và ăn năn hối cải về cuộc đời lỡi lầm của mình.
5. “Có những hạt rơi nhằm đất tốt nên sinh hoa kết quả, hạt được gấp trâm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục” (Mt13,8).
Trong Tin Mừng, các thánh sử chẳng bao giờ nói đến Chúa cười. Tuy nhiên con vẫn thầm nghĩ rằng Chúa biết cười. Chúa đã cười khi còn là trẻ thơ ở Nazarét. Chúa đã cười khi còn là một thiếu niên nghịch ngợp. Chúa đã biết cười rất hân hoan trong lời tạ ơn Cha, và có lẽ trong tiệc cưới rận rã cùng với các môn đệ Chúa đã hát, đã vỗ tay chúc mừng. Con cũng bắt gặp nụ cười kín đáo của Chúa trong hình ảnh người gieo giống hôm nay. Cho dù có hạt bị chim trời ăn mất, có hạt bị khô héo, có hạt bị chết nghẹt, nhưng người gieo giống vẫn đầy lạc quan hy vọng để nhìn thấy, để mỉm cười trước đồng lúa vàng trong tương lai
Bài Ðọc I: 2 Cr 4, 7-15
“Chúng ta luôn mang trên thân xác mình sự chết của Ðức Giêsu”.
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, Chúng ta chứa đựng kho tàng ấy trong những bình sành để biết rằng quyền lực vô song đó là của Thiên Chúa, chớ không phải phát xuất tự chúng ta. Chúng ta chịu khổ cực tư bề, nhưng không bị đè bẹp; chúng ta phải long đong, nhưng không tuyệt vọng; chúng ta bị bắt bớ, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Bởi vì chúng ta luôn mang trên thân xác mình sự chết của Ðức Giêsu, để sự sống của Ðức Giêsu được tỏ hiện nơi thân xác chúng ta. Vì chưng, mặc dầu chúng ta đang sống, nhưng vì Ðức Giêsu, chúng ta luôn luôn nộp mình chịu chết, để sự sống của Ðức Giêsu được tỏ hiện trong thân xác hay chết của chúng ta. Vậy sự chết hoành hành nơi chúng tôi, còn sự sống hoạt động nơi anh em.
Nhưng anh em hãy có một tinh thần đức tin như đã chép rằng: “Tôi đã tin, nên tôi đã nói”, và chúng tôi tin, nên chúng tôi cũng nói, bởi chúng tôi biết rằng Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu sống lại, cũng sẽ làm cho chúng tôi được sống lại với Ðức Giêsu và sẽ đặt chúng tôi bên Người làm một với anh em. Mọi sự đều vì anh em, để ân sủng càng tràn đầy, bởi nhiều kẻ tạ ơn, thì càng gia tăng vinh quang Thiên Chúa.
Để lại một phản hồi