Tượng Đức Mẹ làm phép lạ thúc đẩy lòng sùng mộ Đức Mẹ Cứu Thế
Hàng năm người dân Philippines trong tỉnh Albay tổ chức lễ tạ ơn tượng Đức Trinh Nữ Maria được gọi là Đức Mẹ Cứu Thế được tôn kính trong 243 năm nay.
Những người sùng mộ cho biết bức tượng, còn được gọi là Đức Mẹ Ánh Sáng, là nguồn sức mạnh và là nguồn cảm hứng.
Vào thứ Bảy cuối tháng 8 hàng năm, người Công giáo kéo nhau về thị xã Tiwi, thuộc miền đông nam đảo Luzon, bày tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ.
Tượng Đức Mẹ Cứu Thế được khiêng trong cuộc rước kiệu dài 9 km từ bờ biển đến một thánh địa trên đỉnh đồi.
Theo tài liệu lịch sử, việc sùng kính Đức Mẹ bắt đầu vào những năm 1770 do những phép lạ được cho là tượng Đức Mẹ làm, trong thời thực dân Tây Ban Nha được gọi là tượng Nuestra Senora de Salvacion (Đức Mẹ Cứu Thế).
Khi những tên cướp biển Moro Hồi giáo tấn công thị xã miền duyên hải này, người dân đến lánh nạn trong làng miền núi Joroan, nơi đặt tượng Đức Trinh Nữ Maria, và cầu nguyện xin Đức Mẹ che chở trong nhà nguyện ở đó.
Các chuyện về phép lạ
Có một câu chuyện kể về một người phụ nữ dẫn theo một người con ‘hiện ra’ với một chủ trang trại và xin 2 con bò cho người dân Joroan, là những người đang xây nhà thờ cho Đức Trinh Nữ Maria.
Và người ta kể rằng khi những tên cướp biển cố tình đốt nhà của người dân ở Joroan, đuốc của bọn chúng không cháy.
Một câu chuyện khác kể về một quả phụ tên là Hermanang Tiray bị cướp biển bắt và đưa đến một vùng đất xa xôi.
Nhưng sau khi bà cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ, một con hưu đã dẫn bà về nhà.
Một khách hành hương cho biết cây nến ông được tặng đã xuất hiện một cách kỳ lạ tại thánh địa.
Và chứng bại liệt của một người đàn ông được giao nhiệm vụ sửa chữa nhà thờ đã được chữa lành nhờ phép lạ.
Người ta còn kể rằng một nhóm người sùng mộ, sống sót sau khi thuyền của họ bị lật trong một cơn bão, nhận thấy quần áo khô ráo sau khi bơi vào bờ.
Sau khi nhà thờ bị bão phá hủy, tượng Đức Trinh Nữ Maria vẫn đứng ở đó, nhưng được cho biết đã chuyển từ hướng nhìn ra biển qua hướng nhìn vào làng.
Một bài tường thuật do cha Lamberto Fulay, cha quản xứ tiên khởi của làng viết, kể lại vào năm 1770 Don Silverio Arcilla nhượng lại một khu đất của mình cho một tá điền tên là Mariano Dacuba.
Dacuba chặt một cái cây để phát quang mảnh đất ở Joroan nhưng sau nhiều ngày trôi qua mà lá trên cây này vẫn không héo.
Một thầy dòng ở thị xã Buhi đã mời một thợ điêu khắc tên là Bagacumba đến tạc 3 bức tượng từ thân cây này là tượng Nuestra Senora de Salvacion; một tượng San Antonio de Padua; và một tượng Nuestra Senora de Soledad (Đức Mẹ Sầu Bi).
Ngày 25-8-1776, tượng Đức Mẹ Cứu Thế được cho người dân Joroan mượn với điều kiện là họ xây nhà nguyện ở trung tâm làng.
Năm 1853, người ở Buhi đồng ý nhượng quyền sở hữu bức tượng nếu người dân Joroan dâng cúng 50 peso và thêm 25 peso nữa để làm chuông.
Khi một trận bão lớn xảy ra năm 1805, bức tượng tạm thời được chuyển đến thị xã Tiwi, và dẫn đến xung đột vì bức tượng không được trả lại.
Vào năm 1918, người ta tổ chức một cuộc họp để giải quyết vấn đề này và cuối cùng bức tượng được đưa trở lại Joroan vào ngày 15-9-1919.
Năm 1975, Đức cha Teotimo Pacis của Legazpi, thủ phủ tỉnh, tuyên bố Đức Mẹ là “thánh bổn mạng của Albay”.
Năm 1976, giáo phận kỷ niệm 200 năm tạ ơn thánh bổn mạng bằng việc xây một thánh địa mới và đội vương miện lên tượng Đức Mẹ.
Những người sùng mộ cho biết bức tượng, còn được gọi là Đức Mẹ Ánh Sáng, là nguồn sức mạnh và là nguồn cảm hứng.
Vào thứ Bảy cuối tháng 8 hàng năm, người Công giáo kéo nhau về thị xã Tiwi, thuộc miền đông nam đảo Luzon, bày tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ.
Tượng Đức Mẹ Cứu Thế được khiêng trong cuộc rước kiệu dài 9 km từ bờ biển đến một thánh địa trên đỉnh đồi.
Theo tài liệu lịch sử, việc sùng kính Đức Mẹ bắt đầu vào những năm 1770 do những phép lạ được cho là tượng Đức Mẹ làm, trong thời thực dân Tây Ban Nha được gọi là tượng Nuestra Senora de Salvacion (Đức Mẹ Cứu Thế).
Khi những tên cướp biển Moro Hồi giáo tấn công thị xã miền duyên hải này, người dân đến lánh nạn trong làng miền núi Joroan, nơi đặt tượng Đức Trinh Nữ Maria, và cầu nguyện xin Đức Mẹ che chở trong nhà nguyện ở đó.
Các chuyện về phép lạ
Có một câu chuyện kể về một người phụ nữ dẫn theo một người con ‘hiện ra’ với một chủ trang trại và xin 2 con bò cho người dân Joroan, là những người đang xây nhà thờ cho Đức Trinh Nữ Maria.
Và người ta kể rằng khi những tên cướp biển cố tình đốt nhà của người dân ở Joroan, đuốc của bọn chúng không cháy.
Một câu chuyện khác kể về một quả phụ tên là Hermanang Tiray bị cướp biển bắt và đưa đến một vùng đất xa xôi.
Nhưng sau khi bà cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ, một con hưu đã dẫn bà về nhà.
Một khách hành hương cho biết cây nến ông được tặng đã xuất hiện một cách kỳ lạ tại thánh địa.
Và chứng bại liệt của một người đàn ông được giao nhiệm vụ sửa chữa nhà thờ đã được chữa lành nhờ phép lạ.
Người ta còn kể rằng một nhóm người sùng mộ, sống sót sau khi thuyền của họ bị lật trong một cơn bão, nhận thấy quần áo khô ráo sau khi bơi vào bờ.
Sau khi nhà thờ bị bão phá hủy, tượng Đức Trinh Nữ Maria vẫn đứng ở đó, nhưng được cho biết đã chuyển từ hướng nhìn ra biển qua hướng nhìn vào làng.
Một bài tường thuật do cha Lamberto Fulay, cha quản xứ tiên khởi của làng viết, kể lại vào năm 1770 Don Silverio Arcilla nhượng lại một khu đất của mình cho một tá điền tên là Mariano Dacuba.
Dacuba chặt một cái cây để phát quang mảnh đất ở Joroan nhưng sau nhiều ngày trôi qua mà lá trên cây này vẫn không héo.
Một thầy dòng ở thị xã Buhi đã mời một thợ điêu khắc tên là Bagacumba đến tạc 3 bức tượng từ thân cây này là tượng Nuestra Senora de Salvacion; một tượng San Antonio de Padua; và một tượng Nuestra Senora de Soledad (Đức Mẹ Sầu Bi).
Ngày 25-8-1776, tượng Đức Mẹ Cứu Thế được cho người dân Joroan mượn với điều kiện là họ xây nhà nguyện ở trung tâm làng.
Năm 1853, người ở Buhi đồng ý nhượng quyền sở hữu bức tượng nếu người dân Joroan dâng cúng 50 peso và thêm 25 peso nữa để làm chuông.
Khi một trận bão lớn xảy ra năm 1805, bức tượng tạm thời được chuyển đến thị xã Tiwi, và dẫn đến xung đột vì bức tượng không được trả lại.
Vào năm 1918, người ta tổ chức một cuộc họp để giải quyết vấn đề này và cuối cùng bức tượng được đưa trở lại Joroan vào ngày 15-9-1919.
Năm 1975, Đức cha Teotimo Pacis của Legazpi, thủ phủ tỉnh, tuyên bố Đức Mẹ là “thánh bổn mạng của Albay”.
Năm 1976, giáo phận kỷ niệm 200 năm tạ ơn thánh bổn mạng bằng việc xây một thánh địa mới và đội vương miện lên tượng Đức Mẹ.
(UCAN 05.09.2018)
Để lại một phản hồi