Vatican lên chương trình ‘góp vốn tài trợ’

Chuyện chưa từng có. Trong khuôn khổ của chiến dịch Laudato Si’ Challenge được Vatican hỗ trợ, tuần này một mạng đầu tư hỗ trợ tập thể đã được lên chương trinh nhằm thu tiền giúp cho mười ba dự án khởi đầu, start-up, trong lãnh vực đoàn kết tương trợ.
Vatican lên chương trình ‘góp vốn tài trợ’

Giáo hội không ngừng mở rộng vai trò của mình, đôi khi còn đi ra ngoài lãnh vực thuần túy thiêng liêng. Chiến dịch Laudato Si’ Challenge là một ví dụ, mà không phải là một ví dụ nhỏ. Cảm hứng từ Thông điệp Chúc tụng Chúa của Đức Phanxicô để “cứu ngôi nhà chung”, dự án start-up mang vai trò xã hội và môi sinh đã bắt đầu lên chương trình từ ngày 13 tháng 6 vừa qua ở New York, đây là lần ra mắt ‘phiên bản thứ nhì’.

Sáng kiến này là của hai ông Éric Harr và Steven Forte, hình ảnh biểu tượng của dự án tài chánh tương trợ của bang California. Năm 2015, được đánh động bởi lời kêu gọi của Đức Phanxicô, họ đề nghị với hồng y Turkson, chủ tịch bộ Phát triển nhân bản toàn diện, quyên góp với các thương gia có tài sản lớn, các cơ quan lớn và các công ty quốc tế để tài trợ cho các start-up qua các chương trình sáng tạo liên hệ đến “tác động đầu tư”. 

Một phiên bản thứ nhì dành cho các người tị nạn

Sau thành công lần đầu năm 2017 về vấn đề biến đổi khí hậu, Laudato Si’ Challenge đưa dự án này qua khía cạnh có tính cách xã hội hơn. Sau thay đổi khí hậu, bây giờ là vấn đề “cưỡng bức di chuyển” của dân chúng, nói cách khác đây là vấn đề di dân, một khía cạnh khác của Thông điệp Chúc tụng Chúa được đưa lên hàng đầu. Mục đích: “Từ nay cho đến năm 2020, cải thiện lâu dài cho đời sống của mười triệu người di dân qua các công xưởng có sáng kiến và lâu dài, trách nhiệm và luân lý”, chúng ta có thể xem tiêu chí của tổ chức qua trang mạng của sự kiện.

Năm nay Vatican đưa ra chương trình lớn, hay có thể nói là rộng hơn với quyết tâm đi ra khỏi khuôn khổ các ân nhân lớn để đến với tất cả các công dân. Một sứ vụ tương tự với mạng đầu tư tập thể Lita.co của Pháp được thành lập năm 2014.  Bà Eva Sadoun, đồng tổ chức mạng Lita cùng với ông Julien Benayoun giải thích cho báo Aleteia: “Mục đích là đại chúng hóa sáng kiến để bất cứ ai cũng có thể tham dự”. Từ số tiền ít nhất đến số tiền lớn nhất, tối thiểu 10 âu kim, tất cả đều được hoan nghênh. Bà nhấn mạnh: “Quan trọng là  tham dự và như thế chúng ta sẽ thành lập được một cộng đoàn những người quan tâm đến người tị nạn”.

Dự án dự trù quyên góp 10 triệu âu kim từ ngày phát động 20 tháng 11 đến tháng 2 năm 2019 nhằm giúp cho 13 chương trình start-up chọn lọc. Trong số các dự án này có dự án phát triển cùng hợp tác làm việc, coworking, cho người tị nạn hay dự án tạo cơ hội có công ăn việc làm cho ngành dịch. Một cách chung, các công ty này phải sinh lợi và không phân biệt tôn giáo. “Động lực của chúng tôi không phải là động lực tôn giáo, chúng tôi muốn quy tụ mọi người không phân biệt tôn giáo, nhưng qua các giá trị chung của tình đoàn kết”.

Và Vatican trong dự án này? Bà Eva Sadoun giải thích: “Chương trình này nhằm dân chủ hóa vấn đề người tị nạn trên nền tảng triết lý cho các dự án phát triển”.

Vì tại đây, ngày 4 tháng 12 ngay trung tâm thành phố Rôma các nhân vật chính của dự án sẽ nhóm họp để trinh bày 13 start-up và tái khẳng định các mục tiêu của Thông điệp Chúc tụng Chúa. Về phần mình, tuy mới tung ra 48 giờ trên mạng, mạng Lita đã quyên được 100.000 âu kim, chính yếu là do các ân nhân Pháp và Mỹ tặng. Một bước đầu hứa hẹn sẽ thành công.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: Phanxico

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*