Ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay kết thúc mùa Giáng Sinh. Phụng vụ mời gọi chúng ta nhận biết Chúa Giêsu một cách trọn vẹn hơn trong dịp chúng ta cử hành biến cố Ngài giáng sinh. Chính vì thế Tin Mừng cho chúng ta thấy hai yếu tố quan trọng: mối tương quan giữa Chúa Giêsu và dân chúng; mối tương quan giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa.
Trước đó lúc 9 giờ 30 sáng ĐTC đã chủ sự thánh lễ trong nhà nguyện Sistina, và ban bí tích Rửa Tội cho 27 trẻ em nam nữ.
Chúa Giêsu “dìm mình” trong đám đông và trong dòng nước
Trong bài huấn dụ trước khi đọc Kinh Truyền Tin ĐTC nói: Trong câu chuyện về việc thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho Chúa Giêsu tại sông Giordan, trước tiên chúng ta thấy vai trò của dân chúng. Dân chúng không chỉ là nền của một cảnh, nhưng là một thành phần thiết yếu của biến cố. Trước khi dìm mình vào dòng nước, Chúa Giêsu “dìm mình” trong đám đông, Ngài liên đới hoàn toàn với thân phận của con người, chia sẻ tất cả ngoại trừ tội lỗi. Trong sự thánh thiện của mình, đầy tràn ân sủng và lòng thương xót, Con Thiên Chúa trở thành xác phàm để gánh lấy tội lỗi thế gian. Bởi vậy hôm nay cũng là hiển linh, bởi vì Chúa đến cho Gioan làm phép rửa, hiện diện giữa những người đang sám hối, Chúa Giêsu biểu lộ sự hợp lý và ý nghĩa sứ vụ của Ngài.
Chúa cùng với dân chúng xin Gioan chịu Phép rửa hoán cải, Chúa Giêsu cũng chia sẻ ước muốn sâu sắc đổi mới nội tâm. Và Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Người “dưới hình chim bồ câu” và cùng với Chúa Giêsu dấu hiệu một thế giới mới, một “tạo dựng mới” bao gồm tất cả những ai đón nhận Đức Kitô vào cuộc sống. Mỗi người chúng ta cũng vậy, chúng ta được tái sinh với Chúa Giêsu trong Bí tích Rửa tội, Lời của Chúa Cha: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”. Đây là tình yêu của Cha, mà chúng ta đã nhận lãnh trong ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa tội, là ngọn lửa đã được thắp lên trong tâm hồn chúng ta, và hỏi hỏi phải được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện và bác ái.
Chúa Giêsu “đắm mình” trong cầu nguyện
Sau khi “dìm mình” trong dân chúng và trong dòng nước; yếu tố thứ hai được thánh sử Luca nhấn mạnh đó là Chúa Giêsu “đắm mình” trong cầu nguyện, nghĩa là hiệp thông với Cha. Phép rửa là khởi đầu đời sống công khai, sứ vụ của Chúa Giêsu trong thế giới trong tư cách được Cha sai đến trong thế gian để bày tỏ sự tốt lành và tình yêu của Cha dành cho con người. Sứ mệnh này được Chúa Giêsu hoàn thành trong sự kết hợp liên tục và hoàn hảo với Cha và Thánh Thần. Đây cũng là sứ mệnh của Giáo hội và của mỗi người chúng ta; để trung thành và sinh hoa trái chúng ta được mời gọi “ghép minh” vào Chúa Giêsu. Đó là trong cầu nguyện tiếp tục tái sinh công cuộc loan truyền Tin Mừng và việc tông đồ, để làm chứng kitô giáo một cách rõ ràng không theo kế hoạch của con người mà theo chương trình và cách thức của Thiên Chúa.
Sống lời hứa khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy
Anh chị em thân mến, lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa là cơ hội tốt lành để đổi mới với lòng biết ơn và xác tín lời hứa trong ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy, hãy dấn thân sống xác tín này trong đời sống hàng ngày. Chúa Giêsu cứu độ chúng ta không phải vì cộng trạng của chúng ta nhưng là để thực hiện lòng tốt vô biên của Cha, Ngài có lòng thương xót tất cả. Đức Maria Trinh Nữ, Mẹ của Lòng thương xót là người hướng dẫn và mẫu gương của chúng ta.
Ngọc Yến
(VaticanNews 14.01.2019)
Để lại một phản hồi