Đại hội thế giới lần thứ 7 chống án tử hình

Đại hội thế giới lần thứ 7 chống án tử hình diễn ra 5 ngày từ ngày 26/02 đến 01/3 tại Bruxells, thủ đô châu Âu có chủ đề “Chúng ta hãy xóa bỏ tất cả án tử hình”


tuhinhh.jpgTheo ông Raphaël Chenuil-Hazan, Tổng giám đốc Hiệp hội ECPM Cùng nhau chống lại hình phạt tử hình: Cuộc đấu tranh xóa bỏ án tử hình vượt qua sự phân tách và vượt ra ngoài các lục địa và văn hóa: nó tập hợp những gì bị phân tán. Đó là lý do tại sao nó duy nhất và cần thiết! Chắc chắn mong muốn trừng phạt và bùng phát bạo lực chưa bao giờ thiếu trong lịch sử, nhưng các xã hội đã xóa bỏ án tử hình mong muốn được xây dựng qua sự xoa dịu và lòng khoan dung.

Các nơi mà án tử tình đã được xóa bỏ sẽ không bao giờ trở lại nữa, vì họ biết rằng sự phục hồi nó sẽ là một điều sai lỗi đối với thế hệ tương lai. Khởi đi từ nền tảng quyền con người, cuộc đấu tranh thể hiện những gì mà con người nhắm đến trong nhiều thế kỷ. Cần phải chấm dứt sự lạm dụng đối với quyền bất khả xâm phạm sự sống, điều làm tổn hại đến con người. Chính vì điều này, phần lớn người dân và các quốc gia cổ vũ bãi bỏ án tử hình. Hai phần ba các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết mới nhất của Liên Hợp Quốc kêu gọi một lệnh cấm thi hành. Đại hội Thế giới chống án tử hình bắt nguồn từ chính bản chất nguyện vọng mang tính toàn cầu này.

Theo ông Tổng Giám đốc, các Đại hội Thế giới mong muốn trao ban một thông điệp tích cực cho những người phải đối mặt hàng ngày với án tử hình như cựu tử tù, gia đình, luật sư, v.v.; và cho những người, mỗi ngày, đấu tranh cho việc bãi bỏ nó: đại diện chính phủ, nghị sĩ hoặc nhà hoạt động nhân quyền.

Trong mười tám năm qua, tại mỗi Đại hội, các nhà tổ chức luôn đổi mới các đối tượng để có thể thích hợp với vấn đề của án tử hình. Tại Madrid, năm 2013, vai trò của các nghị sĩ được đề cao; tại Oslo, năm 2016, lần đầu tiên các tổ chức nhân quyền quốc gia tham gia; bây giờ đến lượt khu vực tư nhân và các công ty được mời gọi. Chúng tôi đang kêu gọi khu vực tư nhân và kinh doanh. Phiên họp toàn thể đầu tiên của Đại hội này nhằm mở ra cuộc đối thoại với tập đoàn kinh tế cao cấp này. Có tiềm năng to lớn cho sự cam kết và tạo mối quan hệ với gia đình bãi bỏ có thể cung cấp các chiến lược và hy vọng cho tương lai.

Chúng tôi cũng mong muốn dành một vị trí quan trọng cho Châu Phi, nơi mà sự tiến bộ và trở ngại là những thách thức lớn. Nó có thể là lục địa bải bỏ án tử hình tiếp theo? Đây là điều chúng tôi mong muốn. Vì vậy, việc huy động ở các quốc gia này là toàn bộ, vào tháng 4 năm 2018 trước Đại hội Brussels, chúng tôi đã tổ chức, hội nghị chuẩn bị tại Abidjan. Tăng cường hiện diện của lục địa châu Phi tại Brussels là cơ hội mở ra nhiều hơn các cuộc đàm phán để sửa đổi Thỏa thuận Cotonou giữa Liên minh châu Âu và các nước châu Phi, Caribbean và Thái Bình Dương.

Ngọc Yến

(VaticanNews 28.02.2019)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*