Được phong chân phước mà không có phép lạ, rất hiếm nhưng có thể!

Ngày thứ bảy 8 tháng 6, Ba Lan đón nhận tân chân phước Michal Giedroyc, một tu sĩ sống ở thế kỷ 15. Một vụ phong chân phước rất hiếm vì tu sĩ Giedroyc không làm phép lạ. Đức Phanxicô đã phong chân phước bốn lần như vậy. Chúng ta tìm hiểu vì sao.


Kết quả hình ảnh cho palaimintasis mykolas giedraitis 
Ngày thứ bảy vừa qua, tại Krakow, Ba Lan, tu sĩ Michal Gedroyc người gốc Lituani được phong chân phước. Buổi lễ do Đức Hồng y Angelo Becciù, bộ trưởng bộ Phong thánh cử hành. Trên thực tế tu sĩ Giedroyc đã được công nhận là “chân phước” từ ngày 7 tháng 11 năm 2018 qua tự sắc của Đức Phanxicô công nhận các đức tính anh hùng của tu sĩ và xác nhận tu sĩ đã được tôn kính từ “thời xa xưa”. Con đường phong chân phước không dựa trên phép lạ rất hiếm và có tên là “tương đẳng tính, équipollente”.

Nhưng phong chân phước tương đẳng tính là gì?

Đây là trường hợp rất hiếm trong lịch sử Giáo hội vì không cần có phép lạ. Nó được giải thích khi các vị được phong chân phước đã rất nổi tiếng và đã được giáo dân địa phương tôn kính từ lâu. Thủ tục này có từ thế kỷ 18 và đã được Đức Bênêđictô XIV chuẩn mực hóa trong tác phẩm về việc phong chân phước và phong thánh (De Servorum Dei beatificazione et de Beatorum canonizatione). Cho đến bây giờ, Đức Phanxicô đã áp dụng bốn lần. Năm 2013 cho chân phước Angèle de Foligno, năm 2014 cho chân phước José de Anchieta, François de Laval và Marie de l’Incarnation.

Tân chân phước Michal Giedroyc cũng được phong theo cách này, chân phước sinh năm 1420 trong gia đình hoàng gia. Sức khỏe mong manh và bị khuyết tật nặng, Michal từ bỏ các cuộc tiếp tân xa hoa, từ khi còn tuổi vị thành niên,  Michal đã lo cho người nghèo, người bệnh. Năm 1460, Michal vào Dòng Thánh Âugutinô ở Krakow. Dù hiểu biết về thần học và là có tài năng rao giảng nhưng Michal không muốn làm linh mục, ngài không muốn vì khuyết tật của mình là gánh nặng cho người khác. Nhất là ngài cảm thấy mình không xứng đáng với chức thánh. Ngài chọn làm tu sĩ khiêm nhường ở nhà thờ Thánh Mác-cô ở Krakow, nơi lưu giữ thánh tích của ngài. Là người phục vụ trong khiêm tốn, với tình yêu và hy sinh bên cạnh các linh mục và giáo dân, người nghèo và người bệnh là trọng tâm ơn gọi của ngài. Kiệt sức vì đời sống khổ hạnh, ngài qua đời năm 1485 khi ngài đang quỳ cầu nguyện cùng với các anh em khác trong cộng đoàn. Dần dần danh tiếng thánh thiện của ngài lan ra, nhiều tín hữu đến mộ ngài, họ nhận được không biết bao nhiêu là ơn lành và được chữa lành nhờ lời cầu bàu của ngài. Một lý do không thể phủ nhận để Đức Phanxicô phong chân phước cho Michal Giedroyc bằng con đường hiếm có “tương đẳng tính”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

(phanxico.vn 11.06.2019)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*