Nơi Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem thoát khỏi nguy hiểm

Khu vực Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem đã được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới năm 2012 và cũng đồng thời được liệt kê vào danh sách Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm dựa trên tình trạng xuống cấp của Nhà thờ Giáng sinh, nay được loại ra khỏi danh sách này.

Kết quả hình ảnh cho bethleem grotte de la nativité

Bêlem – nơi Chúa Giêsu sinh ra (AFP or licensors)
Thế giới số của người nhập cư tại Hungary
(ảnh chụp 23/7/2018) (ANSA)

Hôm 2/7, Ủy ban Di sản Thế giới, họp tại thủ đô Baku của Azerbaijan từ ngày 30 tháng 6, đã quyết định loại bỏ Nơi sinh của Chúa: Nhà thờ Giáng sinh và Con đường Hành hương, Bêlem (Palestine) ra khỏi Danh sách Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm.

Ủy ban này cho biết quyết định của họ dựa trên chất lượng công việc đã được thực hiện tại Nhà thờ Giáng sinh, việc phục hồi mái nhà, mặt tiền bên ngoài, các bức tranh khảm và cửa ra vào. Uỷ ban cũng hoan nghênh việc gác lại một dự án đào đường hầm dưới Quảng trường Máng Cỏ và thông qua kế hoạch quản lý để bảo tồn khu vực này.

Nơi sinh của Chúa Giêsu: Nhà thờ Giáng Sinh và Con đường Hành hương ở Bêlem, Palestine, cách Giêrusalem 10 km về phía nam. Đây là địa điểm, từ thể kỷ thứ 2 theo truyền thống Kitô giáo, được xác định là nơi sinh của Chúa Giêsu. Nhà thờ đầu tiên được hoàn thành vào năm 339, nhưng do hoả hoạn vào thế kỷ thứ 6, một nhà thờ khác được xây dựng nhưng vẫn giữ lại các bức tranh khảm sàn tinh xảo từ toà nhà ban đầu. Khu vực này cũng bao gồm các nhà thờ và tu viện của giáo hội Latin, Chính thống Hy Lạp, Dòng Phanxicô và Armenia, cũng như các tháp chuông, khu vườn bậc thang và một đường hành hương.

Khu vực này đã được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới năm 2012, và cũng đồng thời được liệt kê vào danh sách Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm dựa trên tình trạng xuống cấp của Nhà thờ Giáng sinh.

Danh sách Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm được lập để thông báo cho cộng đồng quốc tế biết về những điều kiện đe dọa đến các đặc tính mà một tài sản được ghi trong Danh sách Di sản Thế giới gặp phải, do xung đột vũ trang, thiên tai, đô thị hóa không có kế hoạch, trộm cắp, ô nhiễm hoặc vì lý do khác, và khuyến khích những hành động khắc phục. (CSR_3951_2019)

Văn Yên, SJ

(VaticanNews 03.07.2019)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*