Thánh Bernađô Tu Viện Trưởng, Tiến Sĩ Hội Thánh (1090-1153) – Ngày 20/8

Kết quả hình ảnh cho thanh benado

Bernađô sinh năm 1090, tại lâu đài Phontaine gần Dijon. Cha Ngài là hiệp sĩ Tescelin khôn ngoan và đạo đức. Mẹ Ngài là bà Aleth Thánh thiện. Một đêm kia bà mơ thấy Bernađô đang nô đùa bỗng hoá thành con chó sủa vang. Giấc mơ này tiên báo Bernađô sẽ trở thành tông đồ, thành nhà giảng thuyết đại tài. Bernađô luôn luôn khẩn cầu Thiên Chúa cho lòng mình khỏi vướng tội nhơ. Một lần lỡ nhìn người phụ nữ, Ngài đã dìm mình xuống hồ giá lạnh cho tới tận cổ.

Năm 22 tuổi, cả một tương lai sáng mở ra rước mắt, tại triều đình, nơi quân ngũ, trong toà án, mỗi nơi có thể ao ước, Ngài đều có thể thành công. Nhưng một đêm Giáng sinh, Ngài được thị kiến thấy Chúa Giêsu âu yếm ẵm lấy Ngài, kỷ niệm này in dấu sâu đậm suốt đời Ngài. Một ngày khác vào thánh đường, tha thiết cầu xin Chúa cho Ngài biết thánh ý Chúa, cũng như xin Chúa ban ơn can đảm thi hành thánh ý ấy. Chỗi dậy, Ngài quyết định gia nhập dòng Citeax, một dòng tu nổi tiếng khắc khổ. Thế là giã từ danh vọng thế gian và các niềm vui giả tạo.

Một hiệp sĩ trẻ trung sắp chôn vùi đời mình trong tu viện. Sẽ hiến mình cầu nguyện liên lỉ, làm việc cực nhọc và hãm mình hết mực. Điều đặc biệt là Ngài đã chọn một tu viện xa nhà và nghèo khổ thay vì những tu viện Bênêdictô mà tặng vật và ảnh hưởng của gia đình có thể bảo đảm cho Ngài những chức vụ sáng giá.

Bernađô trình bày ý định với cha, Ngài đã bị phản đối, anh em trong gia đình cũng không chấp nhận được ý kiến này. Ngài nói: – Này hãy tin tôi đi, cuộc chinh phục linh hồn không được đáng giá sao ?

Cương quyết và nhiệt tình, Bernađô không những đã làm cho cha mẹ và anh em nhượng bộ, lại còn lôi cuốn họ vào dòng theo chân mình nữa. Lần kia em út Nivard đang ngồi chơi, Guy người anh cả nói: – Giã từ em nhé. Tất cả sản nghiệp thuộc về em, bằng lòng chứ ?

Người em út nói lớn: – Sao ? Trời cho các anh, còn đất cho em, phân chia chẳng đồng đều tý nào.

Rồi người em út cũng theo cha và các anh vào dòng. Ngoài ra ông cậu và các bạn của Bernađô, cả thẩy trên 30 người đã theo chân Ngài vào dòng.

Sự gia nhập đông đảo này đã tiêm một nhiệt huyết mới vào dòng Citeaux. Thái độ của Bernađô và của các bạn còn được một số đông các bạn trẻ noi theo. Đức viện phụ của dòng lúc ấy là thánh Stêphanô Harding, một người gốc Anh, thánh hiện, khôn ngoan và uyên bác. Ngài sai từng nhóm nhỏ đi lập các tu viện mới rập theo khuôn mẫu của nhà mẹ. Ba năm sau, tới phiên Bernađô, Ngài dẫn đầu một nhóm tu sĩ 12 người đến một thung lũng gần Langres. Họ dựng chòi một nhà nguyện, nhà ăn, làm những cái hòm giống như quan tài để ngủ. Sự thánh thiện của các tu sĩ cũng như vùng thung lũng trở thành thung lũng ánh sáng hay là Claivaux.

Thánh Bernađô sẽ là đan viện phụ của tu viện này cho đến hết đời. Lúc đầu Ngài tỏ ra đòi hỏi gắt gao. Nhưng rồi về sau, Ngài đã hiểu và nhân hậu hơn. Danh tiếng Ngài lan rộng. Nhiều người từ xa đến xin Ngài giúp đỡ, hay xin Ngài phân xử cho những vụ tranh chấp. Việc này không được mọi người bằng lòng, vì Ngài không biết sợ ai cả. Ngày kia người nhận được một lá thư ngắn ngủi từ Roma, dạy đừng xen mình vào chuyện đời. Không gì làm Ngài vui mừng bằng được ở yên trong tu viện. Nhưng vì cảm thấy mình có liên hệ tới lợi ích của Giáo hội nên đã không ngại viết một lá thư hồi âm rất can đảm nhiệt tình.

Ngài là người ủng hộ nhiệt liệt cho những cải cách Hildebrand, nhưng Ngài nghĩ rằng: sự tập quyền trong Giáo hội đã đi quá xa. Khi nâng đỡ cho những đòi hỏi của toà thánh, Ngài không tin là phải phỉnh nịnh Đức giáo hoàng. Nhưng khi sự phân rẽ đe dọa làm rạn nứt Giáo hội, Ngài được triệu vời đến. Một cách rạng rỡ, Ngài đã đánh bại vị phản giáo hoàng. Lúc này danh tiếng Ngài lan rộng khắp Châu Âu. Cả thế giới đều như muốn quay về Ngài để tìm ý kiến giúp đỡ. Không đến với Ngài được người ta viết thư và Ngài đã quyết hồi âm cho tất cả mọi người. Một phần nhỏ trong số thư tín khổng lồ này con sót lại, nhưng cũng là một trong những nguồn tài liệu lịch sử chính yếu về thời đó.

Như nhà dẫn đầu trong cuộc cải tổ dòng Citeaux, Ngài tranh luận với các tu sĩ dòng Bênêdictô thuộc cộng đoàn chung. Rất tôn trọng cách sống của họ, Ngài không thể tha thứ cho những lạm dụng đang thịnh hành trong một vài nhà dòng. Dầu vậy đối với Đan viện phụ Cluny, cha đáng kính Phêrô, Ngài vẫn giữ được một tình bạn nghĩa thiết. Nhưng sự chống đối của thánh Bernađô với Phêrô Abelardô mới thật nổi bật. Không những chống lại các chủ trương của ông, Ngài còn chống lại cả cách thức ông kiêu hãnh tranh luận về các vấn đề thánh nơi chợ búa. Thánh Bernađô luôn nghĩ tới đức tin của những người dân đơn sơ và đứng về phái bảo thủ, nhưng vẫn là bạn của người học thức đỡ đầu cho các học giả như Robertô Pullen và Gioan miền Sabisbury.

Đối với Đức Maria, thánh Bernađô có một lòng sùng kính đặc biệt. Một ngày kia tại nhà thờ chính tòa Sprine, khi nghe hát Kinh Lạy Vữ Vương, Ngài đã nhiệt tình thêm vào:

– Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh.

Chính Ngài cũng Ngài viết thánh thư cảm động: Ave Maria Stella. Dường như Ngài cũng là tác giả kinh “Hãy nhớ” nữa.

Suốt thời gian làm đan viện phụ của thánh Bernađô dòng Clairvaux phát triển mạnh và sinh ra 60 nhà khác nữa rải rác khắp Âu Châu. Rất bận rộn công việc, Ngài không sao lãng việc chăm sóc cho các tu sĩ của mình. Suốt đời, Ngài là một tu sĩ và là một nhà thần bí. Ngài trước tác những bài chú giải sách Nhã Ca và nhiều tác phẩm thần học và thần bí khác nữa.

Những năm cuối cùng đời Ngài bị phủ mờ vì sự thất bại của đạo binh thánh giá thứ nhì. Đức giáo hoàng cậy Ngài cổ động cho đạo binh này. Nghe lời Ngài toàn Âu Châu cầm khí giới lên đường. Nhưng khi xa khỏi ảnh hưởng của Ngài, các nghĩa binh thánh giá đã quên hẳn lý tưởng cao cả của mình mà làm vỡ cuộc viễn chinh vì đánh phạt nhau và vì các việc làm bất xứng với danh hiệu Kitô hữu.

Dầu không thể quy trách được cho thánh Bernađô, nhưng như các thánh nhân khác và như chính Chúa Kitô, Ngài đã qua đời ngày 20 tháng năm 1153, dưới bóng mây mù vì thất bại đã quá rõ ràng. Ngài nói với con cái Ngài : – Cha không phải giải quyết thế nào. Tình thương yêu con cái đời cha ở lại nhưng tình yêu Thiên Chúa kéo cha lên cao.

Cả Âu Châu thương tiếc Ngài. 21 năm sau, Đức Alexander III phong Ngài lên bậc hiển thánh. Năm 1830, Ngài được đặt làm tiến sĩ Hội Thánh. Ngài đã sống trước khi hình thành thuyết kinh viện và bởi vì giáo huấn của Ngài còn nằm trong truyền thống các giáo phụ, người ta thường coi Ngài là thánh giáo phụ cuối cùng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*