Đại dịch Coronavirus đã cướp đi hơn 800 mạng người trong các bệnh viện vùng Haut-Rhin et Bas-Rhin (Pháp). Trong một số giáo xứ ở cùng Alsace, có hàng chục bệnh nhân đã qua đời vì dịch bệnh. Đức Cha Loc Ravel, TGM Strasbourg, đã mất 12 linh mục và tu sĩ.
ĐC Luc Ravel: Trong khoảng thời gian từ 19.03 đến mùng 08.04, đã có 12 linh mục và tu sĩ qua đời, chỉ trong ngày mùng 02.04 đã có tất cả 4 vị. Tất cả đã cao niên và thường sống trong các viện dưỡng lão. Một vị đã là tu sĩ dòng Trappe ở đan viện Notre-Dame d’Oelenberg (Haut-Rhin). Cũng còn một thầy dòng của đan viện này vẫn còn nằm trong bệnh viện. Trong số 600 linh mục của giáo phận – trong số đó có 400 linh mục đang hoạt động – rất nhiều vị đã trắc nghiệm dương tính và bị cách ly vì bị những triệu chứng của coronavirus.La Croix: Ở vùng Alsace, đại dịch đã cướp đi 800 sinh mạng trong các bệnh viện. Có bao nhiêu linh mục trong số này?
Trước giờ tử biệt, tôi đã không thể hỏi thăm được vị nào trong số 12 linh mục, vì giờ ra đi của họ quá nhanh. Nhưng tôi được biết rằng một số đã có người thân bao quanh và được chăm sóc chu đáo, nhưng trường hợp ba vị qua đời tại viện dưỡng lão, tôi không biết các ngài có được như vậy.
La Croix: Không biết đã có lễ an táng nào đã được tổ chức để tiễn đưa các linh mục này?
ĐC Luc Ravel: Tất cả đã được chôn cất tại các đất thánh một cách đơn giản, không được đưa đến các nguyện đường, như đã được quy định tại vùng Alsace từ đầu đại dịch. Chúng tôi đang suy nghĩ xem phải vinh danh các linh mục đã qua đời này như thế nào trong một buổi cử hành trọng thể tại nhà thờ chính tòa sau thời gian phong tỏa. Một trong các linh mục qua đời đã trăng trối tất cả hậu sự cho lễ an táng của ngài: quả thật là đau lòng vì không thể thực hiện ý muốn của người đã qua đời. Tuy nhiên tôi đã nhớ cầu nguyện cho tất cá các linh mục đã qua đời trong thánh lễ truyền dầu sáng thứ năm Tuần Thánh, và đã được trực tuyến trên kênh YouTube.
La Croix: Đức Cha đã phản ứng thế nào khi thấy các linh mục được chôn cất như vậy?
ĐC Luc Ravel: Đây là một hoàn cảnh ngoại thường, có thể so sánh với thời chiến hoặc các tai ương khi người ta không tìm thấy các thi thể và người ta phải chôn cất cho mau cho chóng. Trong tình huống như thế bắt buộc phải cử hành lễ tang một cách tập thể, không thể tổ chức lễ an táng từng cá nhân hay riêng biệt như người ta vẫn quen cử hành.
Sau thời gian phong toả nhiều giáo xứ, nơi có hàng chục người đã qua đời, chắc chắn phải tổ chức tang lễ tập thể. Đó là ý nghĩa cử hành, cùng với nhau,
La Croix: Đức Cha đã có nghe những phản ứng của các giáo xứ liên hệ về các trường hợp từ trần này?
ĐC Luc Ravel: Tôi nhận được rất ít tin tức trong lúc này và tôi cảm thấy quả thực mất mát, vì tôi rất muốn đi đến gặp gỡ thăm hỏi các bệnh nhân và các người trong tang quyến. Sự việc không thể chôn táng cha mình hay chồng mình quả thực là một mất mát khôn nguôi cho các gia đình. Tôi đang nghĩ đến bà qủa phụ của một ông xã trưởng xuất sắc – đã bị coronavirus cướp đi mất, thọ 70 tuổi – mà bây giờ đã bốn ngày sau khi chồng mất cũng chưa biết xác ông hiện giờ ở đâu?
Đối với nhiều người, quả thực đám táng này sẽ làm tan nát cõi lòng sau ngày phong tỏa, vì ý thức về sự vắng bóng vĩnh viễn của người cha hay người chồng, chắc chắn sẽ rất là khó khăn về mặt tinh thần cũng như về tâm lý. Vấn đề hậu phong tỏa luôn ám ảnh tôi: Đâu là những nhu cầu của Dân Chúa đã được trao phó cho tôi.
La Croix: Đức cha có lời khuyên nhủ gì về cuộc thử thách này?
ĐC Luc Ravel: Tôi thực sự rất dè dặt đối với những người đã muốn rút ra các kết luận cốt lõi của khủng hoảng dịch toàn cầu này. Quả thực đây là một thách đố tập thể đòi hỏi rất nhiều thử thách cá nhân. Tôi rất muốn chấp nhận rằng người ta có thể rút ra sự thiện từ sự dữ, nhưng dù sao thử thách vẫn là thử thách: Bởi thế chúng ta đừng đưa ra một bài học luân lý quá sớm…
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
(Vietcatholic 18.04.2020/ la-croix.com)
Để lại một phản hồi