Ngọc Yến
Sáng thứ Bảy 13/11, Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện công bố chủ đề Sứ điệp cho Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 55, 01/01/2022: “Giáo dục, lao động, đối thoại giữa các thế hệ: các công cụ để xây dựng hòa bình lâu dài”.
Với câu hỏi “làm thế nào để xây dựng một nền hòa bình lâu dài?” Trong chủ đề của sứ điệp tiếp theo cho Ngày Hòa bình, Đức Thánh Cha xác định ba bố cảnh thực tế để suy tư và hành động.
Như vậy, sau “văn hóa chăm sóc”, con đường được đề nghị trong năm 2021 nhằm “xóa bỏ văn hóa dửng dưng, vứt bỏ và đối đầu, vốn thường phổ biến hiện nay”, cho năm tới, Đức Thánh Cha đề xuất một cách đọc mới, đáp ứng nhu cầu của thời hiện tại và tương lai. Vì thế, qua chủ đề này, Đức Thánh Cha mời gọi “đọc các dấu chỉ của thời đại với con mắt đức tin, để hướng thay đổi này đánh thức những câu hỏi cũ và mới, những câu hỏi đúng và cần thiết để đối diện”.
Như thế, khởi đi từ ba bối cảnh được xác định, những câu hỏi được đưa ra: nền giáo dục có thể xây dựng một hòa bình lâu dài như thế nào? Trong thế giới hiện nay, lao động có đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của con người về công lý và tự do không? Và cuối cùng, các thế hệ thực sự liên đới với nhau không? Họ có tin vào tương lai không? Và trong bối cảnh này, ở mức độ nào chính phủ có thể thiết định một chân trời hòa bình?
Với sứ điệp được công bố vào tháng 12/1967, thánh Giáo hoàng Phaolô VI thiết lập Ngày Thế giới Hòa bình. Ngày này được cử hành lần đầu tiên vào tháng 01/1968.
Nguồn: vaticannews.va/vi/
Để lại một phản hồi