Ở Roma ông đã lâm trọng bệnh và tìm một người bạn chăm sóc cho ông. Trong giờ lâm tử, ông đã tiết lộ bí về bức linh ảnh cho người bạn, và van xin người hãy trao trả lại bức linh ảnh này cho một nhà thờ nào đó. Người bạn của ông hứa sẽ hoàn tất ước muốn này, nhưng vì vợ anh không muốn từ bỏ một báu vật quý giá như vậy, và mãi đến khi người bạn chết mà lời hứa vẫn chưa được thực thi.
Cuối cùng, Đức Trinh Nữ Xuất hiện ra với đứa con gái sáu tuổi của gia đình nơi thành Roma này và nói với cô bé để nói với mẹ và bà của cô bé rằng bức linh ảnh Rất Thánh Maria, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nên được đặt trong nhà thờ thánh Matthew Tông Đồ, nằm giữa vương cung Thánh Đường Đức Bà Cả và đền thánh Thánh Gioan Latêranô.
Sau nhiều nghi vấn và khó khăn, truyền thống ghi lại làm thế nào bức linh ảnh được đặt lại nơi nhà thờ thánh Matthew. “người mẹ vâng lời và sau khi tham khảo ý kiến các linh mục phụ trách Hội Thánh địa phương, bức linh ảnh Đức Trinh Nữ được đặt trong đền thờ thánh Matthew vào ngày 27 tháng 3 năm 1499″. Ở đây, bức linh ảnh sẽ được tôn kính trong suốt 300 năm tiếp theo. Như thế, bước sang giai đoạn thứ hai trong lịch sử của bức linh ảnh, và lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bắt đầu lan rộng khắp thành Rome.
Ba thế kỷ trong đền thở thánh Mátthêu
Nhà thờ thánh Matthew không thật sự lớn nhưng ngồi đền thờ này lại sở hữu một kho tàng vô giá đã lôi cuốn nhiều tín hữu: Bức Linh Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Từ 1739 đến 1798, nhà thờ và tu viện bên cạnh đó dưới sự cai quan của các tu sĩ dòng Augustinô, người Ailen, những người đã bị đày đi ra khỏi đất nước họ một cách bất công, thế nên các tu sĩ đã phải sử dụng tu viện ở đây như một trung tâm đào tạo nhân sự của họ cho tỉnh dòng Roma. Các tu sĩ trẻ giữa những ồn ảo, biến động của thời cuộc đã tìm thấy sự bình an ở nơi đây nhờ sự hiện diện của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong giai đoạn đào tạo để tiến tới chức linh mục, những nhà thừa sai và những vị tử đạo trong tương lai.
Trong năm 1798, ở Rome xảy ra chiến tranh. Hầu hết các nhà thờ và các tu viện bị phá huỷ hoàn toàn. Các tu sĩ dòng Thánh Augustine vẫn cố bám trụ ở đây thêm vài năm nữa, nhưng cuối cùng họ cũng phải rời đi. Một số về lại cố hương Ailen, số khác đi lập cộng đoàn mới ở Hoa Kỳ, trong khi đó phần lớn các tu sĩ dòng này chuyển đến sống ở các tu viện vùng lân cận. Nhóm tu sĩ đến sống ở vùng lân cận đã đem theo với họ bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Đây khởi đầu cho giai đoạn thứ ba của bức linh ảnh, “những năm tháng bị lãng quên”.
Năm 1819, các tu sĩ dòng thánh Augustine chuyển đến nhà thờ Đức Maria ở Posterula, gần cầu Umberto I bác qua sông Tiber. Bức linh ảnh cùng với họ đến ở nhà thờ thánh Mattew được dâng kính cho Đức Trinh Nữ. Tuy nhiên, bởi vì đền thờ này đã được dâng kính cho Đức Bà Ban Ơn nên khi bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lúc mới đến được đặt ở một nhà nguyện riêng trong nội vi tu viện nơi các tu sĩ cầu nguyện. Với thời gian và không ai biết về gốc tích lạ lùng của bức linh anh nên bức linh ảnh đã không được tôn kính đúng mức. Dường như tất cả mọi người đã quên bức lính ảnh này, ngoại trừ một tu sĩ trẻ người xuất thân từ tu viện của nhà thờ thánh Matthew.
Vị Tu sĩ già và cậu bé giúp lễ
Năm tháng trôi đi, và hình như là bức linh ảnh đã mang lại nhiều ơn lành cho dân chúng ở nhà thờ thánh Matthew giờ đây đã bị thất lạc và chìm vào trong quên lãng. Một cậu bé giúp lễ tên là Michael Marchi thường viếng nhà thờ Thánh Maria ở Posterula và cậu bé trở thành rất thân thiết tu sĩ dòng thánh Augustine. Mãi về sau, như cha của cậu bé giúp lễ, ông Michel sẽ viết:
“Đây là một tu sĩ đạo đức thường xuyên nói với tôi về một tâm trạng lo lăng và mang tính huyền bí, đặc biệt vào những năm 1850 và 1851. Đây tôi lặp lại chính xác những lời vị tu sĩ này chia sẻ: ‘Hỡi con (cậu bé giúp lễ), con phải nhớ chắc chắn điều này là bức linh ảnh rất thánh Đồng Trinh ở nhà thờ thánh Matthew được treo ở trong nhà nguyện: Đừng quên bức linh ảnh nhé! Con có hiểu không? Đó là một bức linh ảnh hay làm phép lạ. Khi mà nói những lời này thì cặp mặt của vị tu sĩ đạo hạnh này hầu như đã bị loà hầu như không nhìn được nữa.”
“Điều tôi có thể nói về bức ảnh đáng kính này của Đức Trinh Nữ tại nhà thờ thánh Matthew, cũng được gọi là bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, là ngay từ thời thơ ấu của tôi mãi cho đến khi tôi vào Hội Dòng (Dòng Chúa Cứu Thế), tôi đã luôn luôn nhìn bức linh ảnh được treo trên bàn thờ của nhà nguyện của các cha dòng thánh Augustine thuộc tỉnh dòng Ailen ở Posterula… Ở đó bức linh ảnh không được tôn kính gì cả, không được trang trí, thậm chí không có một ngọn đèn hay cây nến nào được thắp lên trước bức linh ảnh… Bức linh ảnh bị bỏ không với bụi bặm. Nhiều lần giúp lễ ở đó, tôi đã chiêm ngắm bức linh ảnh với một nỗi lòng đặc biệt.”
Thầy dòng thuộc hội dòng thánh Augustine này chết vào năm 1853, ở độ tuổi đáng kính, 86 tuổi, tuy nhiện ước nguyện của vị tu sĩ này vẫn chưa được mãn nguyện là muốn được nhìn thấy bức linh ảnh này được tôn kính một cách công khai trở lại. Những lời cầu nguyện liên lỉ và sự tín thác vô bờ bến của vị tu sĩ này vào Đức Trinh Nữ Maria dường như chưa có câu trả lời.
Tái Khám Phá Bức Linh Ảnh
Vào tháng Giêng năm 1855, các vị thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế đã mua toà nhà Caserta ở Rome, với mục đích sử dụng nó trở thành ngồi nhà trung ước cho sứ vụ của hội dòng trong việc vươn tới Tây Âu và Bắc Mỹ. Khu đất mà các thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế mua lại chính là nơi mà xưa kia nhà thờ thánh Matthew và tu viện của các cha dòng Augustine đã bị làm mất dấu tích bởi thời gian và bởi chiến tranh. Lúc mua khu vực này các cha Dòng Chúa Cứu Thế không hề biết về quá khứ xa xưa của mảnh đất mà mình mua, nơi mà đã được chọn bởi Đức Trinh Nữ Maria. Các cha Dòng Chúa Cứu Thế chỉ thuần tuý mua một miếng đất nằm ở giữa Đền Thờ Đức Bà cả và vương cung thánh đường Gioan Lateranô.
Bốn tháng sau đó, công việc xây dựng bắt đầu bằng việc xây một nhà thờ để tôn kính thánh danh Chúa Cứu Thế và dâng kính thánh Alphonsus Liguori, đấng sáng lập của Hội dòng. Vào ngày 24 tháng 12 năm 1855, một nhóm các bạn trẻ đã được quy tu về tu viện mới này để bắt đầu năm tập viện của họ. Một trong số những người tham gia tập viện năm đó có một người tên là Michael Marchi.
Các vị thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế vô cùng quan tâm đến lịch sử nơi mà tu viện mới của họ đang sử dụng. Họ lại càng quan tâm hơn nữa khi vào ngày 07 tháng 02 năm 1863, họ bị chất vấn bởi một câu hỏi từ một bài giảng được trình bày bởi một nhà giàng thuyết lừng danh Dòng Tên thời bấy giờ, cha Phanxicô Blosi về một bức linh ảnh của Đức Trinh Nữ Maria. Bức linh ảnh này được đặt ở nhà thờ thánh Matthew trên khu vực Merulana và được biết đến như là Đức Trinh Nữ của thánh Matthew, hay phải nói chính xác hơn là Đức Trinh Nữ Hằng Cứu Giúp.”
Trong một chiều kích khác, các nhà nghiên cứu lịch sử thuộc hội Dòng Chúa Cứu Thế đã “tham chiếu một số học giả đã viết về di tích cổ của thành Roma và tìm tòi các tài liệu viết về nhà thờ thánh Matthew. Trong các tài liệu nói về khu đất mà Dòng Chúa Cứu Thế đang sử dụng có một chi tiết hết sức đặc biệt nói về một nhà thờ (nhà thờ này nằm ở vị trí cái vườn của tu viện bây giờ), và nhà thờ này có một bức linh ảnh rất cổ về Đức Trinh Nữ Mẹ của Thiên Chúa. Bức linh ảnh này được sùng kính một cách đặc biết và nổi tiểng với nhiều phép lạ.”
Sau đó, tất cả những thông tin, những khảo cứu này được trình bày trong cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế, và một cuộc hội thảo bắt đầu để tìm kiếm xem hiện giờ bức linh ảnh có thể đang ở đâu. Cha Marchi nhớ lại tất cả những điều mà ngài nghe được từ một tu sĩ già khả kính, Orsetti thuộc dòng thánh Augustine khi ngài còn thiếu thời. Ngài đã nói với các anh em trong cộng đoàn rằng ngài biết rất tường tận về bức linh ảnh, và đã từng nhìn thấy bức linh ảnh này. Ngài biết có thể tìm thấy nó ở đâu.
Dòng Chúa Cứu Thếnhận lại bức Linh Ảnh
Nhờ thông tin mới này, sự quan tâm giữa các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế để biết thêm về bức linh ảnh và làm thế nào để đưa bức linh ảnh này về lại cho nhà thờ của họ càng gia tăng. Bề Trên Tổng Quyền, Cha Nicholas Mauron, thảo một bức thư gửi cho Đức Giáo Hoàng Piô IX, xin Tòa Thánh trao bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho Dòng Chúa Cứu Thế và bức linh ảnh này được đặt trong vương cung thánh đường Đấng Cứu Thế và Thánh Anphongsô mới được xây. Thánh đường mới này nằm ngay bên cạnh nơi mà xưa kia là đền thờ thánh Matthew. Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận lời thỉnh cầu của cha bề trên tổng quyền Dòng Chúa Cứu Thế và ở mặt sau của bản chấp nhận lời thỉnh cầu, ngài đã viết bằng tay những lời như sau:
Ngày 11 tháng 12 năm 1865: Đức Hồng Y tổng trưởng bộ truyền giáo triệu vời Bề Trên của cộng đoàng Thánh Maria ở Posterula và loan báo cho cha biết rằng đó là ước ao của Toà Thánh bức linh ảnh Mẹ Rất Thánh, được đề cập đến trong bản kiến nghị, phải được đem đặt trở lại giữa Đền Thờ Đức Bà Cả và vương cung thánh đường Gioan. Dòng Chúa Cứu Thế chính là nơi thích hợp để tái đặt bức linh ảnh này.
Theo như được kể lại, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã căn dặn Bề Trên Tổng quyền Dòng Chúa Cứu Thế rằng: “Các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế hãy làm cho cả thế gian biết đến Mẹ”. Vào tháng Giêng năm 1866, Cha Michael Marchi và cha Ernest Bresciani đi đến nhà thờ Thánh Mary ở Posterula để nhận bức linh ảnh từ các tu sĩ dòng thánh Augustinô.
Ngay sau đó bắt đầu tiến trình lau chùi và làm mới bức linh ảnh. Nhiệm vui này được giao phó cho một hoạ sĩ người Ba lan, tên là Leopold Nowotny. Cuối cùng vào ngày 26 tháng 4 năm 1866, bức linh ảnh được trưng bày trở lại để cho tôn kính công khai ở nhà thờ thánh Anphongsô ở đại lô Merulana.
Với biến cố này, giai đoạn thứ tư trong lịch sử của bức linh ảnh bắt đầu: bức linh ảnh bắt đầu lan ra khắp thế giới.
Việc Phục Hồi gần đây nhất của Bức Linh Ảnh
Năm 1990, bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được tháo xuống khỏi bàn thờ chính hầu đáp ứng các yêu cầu của rất nhiều người trong việc sao chép từ bức linh ảnh gốc này. Khí đó phát hiện tình trạng xuống cấp trầm trọng của bức linh ảnh. Khung gỗ cũng như nước sơn đã bị hư hại do những thay đổi của khí hậu và tiến trình phục hồi được bắt đầu. Bề trên trung ương của Dòng Chúa Cứu Thế nại đến sự giúp đỡ của các chuyên viên kỹ thuật trong viện bảo tàng của Vatican hầu tìm cách đối phó với các vết rạn nứt hay những chỗ bị mối mọt nguy hiểm tới bức linh ảnh.
Việc đầu tiên của quá trình phục hồi là việc sử dụng các tia X quang, tia hồng ngoại để phân tích, để xác định tính và định lường về loại sơn được vẽ trên bức linh ảnh. Kết quả của các phân tích này, đặc biệt là sự phất tích về tầng Carbon cho chúng ta biết rằng cái khung gỗ của bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu giúp có niên đại vào khoảng những năm 1325 đến 1480.
Bước thứ hai của tiến trình phục hồi là việc chữa các vết nứt, các chỗ lũng trong khung gỗ, làm sạch sơn và tổ sửa các phần bị ảnh hưởng, làm chắc chắn lại cấu trúc hình ảnh của bức linh ảnh…v.v. Việc can thiệp vật lý này bị hạn chế tối đa vì tất cả các công việc phục hồi, nó tương tự như phâu thuật một cơ thể vậy, luôn có thể gây ra một số chấn thương. Một phân tích nghệ thuật về màu sắc, sắc tố của sơn trên bức linh ảnh cũng chỉ ra rằng một số chỗ được sơn vào sau đó (sau thế kỷ 17). Điều này lý giải tại sao các biểu tượng trong bức linh ảnh cung cấp một tổng hợp các yếu tố pha trộn giữa Phương Đông và Phương Tây, đặc biệt các chi tiết trên các khuân mặt ở trong bức linh ảnh. □
KẾT LUẬN
Tôi đã từng nghe một câu chuyện cổ xưa về thánh Anrê mà tôi tin rằng tôi nên kể câu chuyện này như để kết thúc cuốn sách về linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Câu chuyện tưởng tượng này có thể tóm kết kinh nghiệm về bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong đời đời sống của vô vàn tín hữu.
Chuyện kể rằng, sau khi bị tử vì đạo, thánh Anrê vào trong thiên đàng sau một cuộc đời sống trên dương gian với một tình yêu nồng nàn đối với thập giá của Chúa Kitô và Mẹ của Thiên Chúa, người đã chứng kiến những đau khổ và cái chết trên thập giá của con mình.
Khi được chấp nhận vào thiên đàng, thánh nhân bắt đầu đi tìm kiếm Mẹ Thiên Chúa. Thánh nhân hỏi vị thiên thần, người đang hướng dẫn thánh nhân đi qua các tầng trời, “Đức Mẹ ở đâu vậy?”
Thiên thần trả lời thánh nhân: “Mẹ không ở đây đâu. Mẹ đang lang thang dưới đất giữa những bộn bề đau khổ, đang làm khô đi những dòng lệ sầu của các con cái Mẹ đang than khóc.”
Mừng Vui Lên, Hỡi Trinh Nữ!
Mừng vui Lên, hỡi Đấng đầy ân sủng!
Để lại một phản hồi