Truyền thống lễ Giáng Sinh: Vì sao có tục lệ móc bít tất ở lò sưởi?

Truyền thống móc bít tất vào lò sưởi có từ huyền thoại Thánh Ni-cô-la…
Bài thơ danh tiếng của nhà thơ Clement Clarke Moore viết từ năm 1822, có tên Đó là đem trước ngày lễ Giáng Sinh (Twas The Night Before Christmas), bài thơ mô tả truyền thống móc bít tất vào lò sưởi:

Các đôi bít tất được cẩn thận móc ở lò sưởi, Với hy vọng Thánh Ni-cô-la sẽ đến đây.

Thánh Ni-cô-la đến cứu giúp các cô gái nghèo

Tương truyền một trong các câu chuyện danh tiếng nhất về Thánh Ni-cô-la kể, ngài rất lo lắng cho số phận của ba cô gái nghèo không có của hồi môn để lấy chồng. Ông bố các cô sợ các cô sẽ không có chồng và vì thế phải làm điếm. Khi Thánh Ni-cô-la nghe tin đau buồn này, ngài quyết định làm thế nào để giúp các cô có được của hồi môn.

Vì ngài muốn ẩn danh nên ngài vứt các đồng tiền vàng vào một trong các cửa sổ của gia đình. Cái túi xắc đầy tiền rơi đúng vào đôi bít tất đang treo ở lò sưởi để sấy khô. Ngài làm như thế thêm hai lần nữa để cứu cả ba cô khỏi tình trạng đau khổ này.

Một truyền thống được biến đổi và kéo dài

Câu chuyện này được kể từ thế hệ này qua thế hệ khác, và khi các nước nói tiếng Đức theo kitô giáo, họ áp dụng phong tục này, một phong tục lương dân đã có từ trước. Theo các sử gia, “trẻ con bỏ ca-rốt, rơm và đường trong các đôi ủng của chúng để nuôi Sleipnir, con ngựa có cánh Odin. Để tỏ lòng biết ơn, con ngựa Odin thay các quà tặng này bằng kẹo và bánh ca-ra-men”.

Hai truyền thống hòa trộn vào nhau và trở thành phong tục nơi trẻ con vào ngày hôm trước ngày lễ Thánh Ni-cô-la, ngày 6 tháng 12.

Dần dần lễ Noel được phát triển và hình ảnh Ông già Noel nổi bật, các bít tất của ngày 6 tháng 12 được dời đến chiều Noel.

Và như thế, Ông già Noel nối tiếp công việc của Thánh Ni-cô-la..

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

 

Nguồn tin: Phanxico

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*