Kim chỉ nam của năm năm triều giáo hoàng Đức Phanxicô

Một khía cạnh cho đến giờ này vẫn còn kín đáo, nhưng lại hiện diện: đó là khía cạnh cải cách thiêng liêng mà Đức Phanxicô mong muốn. Một đổi mới!

Kết quả hình ảnh cho visita del papa francisco a peruKhi còn là Tổng Giám mục Buenos Aires, hồng y Jorge Mario Bergoglio nổi tiếng có đời sống khắc khổ, ngược với hình ảnh bây giờ, một Giáo hoàng ôm các em bé và không thích gì khác hơn là tiếp xúc với giáo dân, hình ảnh được truyền đi khắp thế giới.

Ngoài trừ… Chúng ta tìm thấy lại hình ảnh khắc khổ này khi Đức Phanxicô dâng thánh lễ. Gương mặt nghiêm nghị, ngài không cười và cực kỳ tập trung vào những gì mình đang làm: đưa Chúa Kitô xuống trần gian. Về giây phút chính yếu là Phép Thánh Thể, một trong các câu châm ngôn của ngài đã thành nổi tiếng: không được dùng điện thoại cầm tay để chụp hình trong thánh lễ vì “thánh lễ không phải là buổi trình diễn!”. Là ngược lại với sự “gặp gỡ với sự Thương Khó và Sống Lại của Chúa Kitô”…

Một đề nghị của hồng y Sarah

Đây là điểm mà Đức Phanxicô đồng ý với hồng y Robert Sarah phụ trách Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, người rất tôn trọng nghi thức phụng tự. Nhiều nguồn tin ở Rôma xác nhận hồng y đã đề nghị với Đức Phanxicô để ngài giảng các bài giáo lý về chủ đề này trong các buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư hàng tuần. Và đã được làm vào tháng 11 vừa qua.

Trong bài giáo huấn thường lệ hàng tuần mỗi thứ tư, Đức Phanxicô giải thích ý nghĩa thánh lễ cho các giáo dân sốt sắng để họ hiểu hơn khi tham dự Phép Thánh Thể và làm cho họ trở thành các nhà truyền giáo. Chắc chắn ngài thầm mong các linh mục giáo xứ sẽ theo tấm gương này của Rôma để đến lượt họ, họ giảng cho bổn đạo mình điểm thiết yếu này của đời sống kitô…

Một thời khắc chính yếu khác để hiểu được khoa sư phạm thiêng liêng của Đức Phanxicô là các bài giảng hàng ngày ở Nhà nguyện Thánh Marta, Vatican. Các thần học gia vẫn còn thảo luận xem, liệu những bài giảng này có cho thấy giáo huấn của ngài cũng như các thông điệp không. Với kitô hữu, ngài mong muốn các bài giảng đến được với từng người. Đây là văn nói chứ không phải văn viết nên khó để ghi lại, một chuyên gia cho biết: “Ngài không có khái niệm về hình học!”.

Tuy nhiên hồng y Sarah cho biết, điều ít người biết là Đức Phanxicô cầu nguyện hàng giờ dài trước thánh lễ, ngài suy niệm các bài đọc trong ngày, với một người đã 81 tuổi, dậy từ 4 giờ sáng! Đây là bằng chứng của quá trình đào tạo lâu dài ở Dòng Tên đã trở thành truyền thống, ngày 11 tháng 3 ngài ngày kỷ niệm 60 năm vào Dòng!

Theo ký giả Austin Ivereigh, tác giả quyển tiểu sử kinh điển của Đức Phanxicô, ông tìm tòi gốc gác Argentina của giáo hoàng, một trong các chìa khóa để hiểu bắt buộc phải trở về nguồn, và theo ông thì ngài đã áp dụng từ khi còn làm bề trên tỉnh dòng các tu sĩ Dòng Tên Argentina. Theo ngài, sự đổi mới nằm trong việc quay về đặc sủng nguyên thủy của các tu sĩ Dòng Tên để thích nghi với thế giới hiện đại. Không có chuyện quét sạch quá khứ, vì vậy…

“Với Satan, chúng ta không thể thảo luận”

Thậm chí Đức Phanxicô còn tận căn theo phong cách Dòng Tên, ngài đã tuyên bố khi khai mở triều giáo hoàng của mình: “Khi chúng ta không tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô thì chúng ta tuyên xưng thời thượng của ma quỷ, thời thượng của quỷ dữ…” Có vẻ như năm năm qua, kim chỉ nam này của triều giáo hoàng vẫn luôn in bóng. Như lần ngài tuyên bố trên đài truyền hình Ý vào tháng 12 vừa qua, “sự dữ không phải là một việc tỏa lan, đó là một người. Tôi muốn nói đó là một cái gì mà tôi tin chắc: với Satan, chúng ta không thể nào thảo luận”.

Chắc chắn đó là vì sao Đức Phanxicô tỏ ra rất nghiêm khắc trong mỗi bài diễn văn với Giáo triều Rôma tháng mười hai. Ngài tố cáo các “bệnh” thiêng liêng đe dọa guồng máy quản trị Giáo hội, kêu gọi các giám chức “xét mình”, xưng tội, sống “đức hạnh”…

Như thử trước hết họ phải cam kết cải cách chính mình, trước khi nói đến cải cách cơ cấu.

Ý thức tinh nhạy cho cuộc chiến đấu thiêng liêng phải đương đầu, chúng ta tìm thấy ý thức này trong các chuyện nhỏ như trong lịch và sách phụng vụ, được phong phú dưới triều giáo hoàng của ngài qua việc đề cập rõ ràng về Thánh Giuse, về tạo dựng và gần đây một lễ mới về Đức Mẹ, Maria Mẹ Giáo hội được ghi vào lịch phụng vụ. Cũng như ngay từ đầu triều giáo hoàng của mình, Vatican được đặt dưới sự che chở của Tổng lãnh Thiên thần Mi-cae.

Điều này cho thấy, Đức Phanxicô dành cho sự che chở và cầu bàu với các thánh một tầm quan trọng. Ngài cũng là giáo hoàng phong thánh nhiều nhất ở thời buổi hiện đại này, Mẹ Têrêxa, Thánh Gioan Phaolô II, hai trẻ mục đồng Phanxicô và Giacinta đã nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, đây là hai thánh không-tử đạo nhỏ tuổi nhất chưa bao giờ được Giáo hội phong thánh. Ngay cả linh mục Jacques Hamel được Đức Giáo hoàng tuyên bố là “tử đạo”, án phong chân phước sẽ theo tiến trình sau này.

Cuối cùng, đó là khát nguyện thánh thiện làm nền cho toàn triều giáo hoàng của ngài. Như Đức Giáo hoàng trích lời của một tác giả Pháp “một tầng lớp trung bình của thánh thiện”. Với tác động này, Đức Giáo hoàng đang chuẩn bị một tài liệu mới, dưới dạng huấn dụ cho giáo dân về sự thánh thiện.

Trong lúc chờ đợi, thứ bảy 17-3 sắp tới, Đức Phanxicô sẽ đi San Giovanni Rotondo, miền nam nước Ý để vinh danh Cha Thánh Piô, vị thánh cận đại được người dân Ý quý  mến. Chắc chắn đối với Đức Phanxicô, đây là tấm gương đẹp nhất của sự thánh thiện đại chúng, gần gũi với tất cả mọi người.

(Marta An Nguyễn dịch, phanxico.vn 13.03.2018/
fr.aleteia.org, Aymeric Pourbaix, 2018-03-12)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*