Sau một thời gian căng thẳng tột độ với các đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, hai miền Nam và Bắc Hàn đã bắt đầu đối thoại với nhau. Tiến trình giảm căng thẳng đã bắt đầu hồi tháng 2 vừa qua khi các lực sĩ của hai miền Nam Bắc Hàn diễn hành chung với nhau dưới một lá cờ duy nhất tại PyeongChang trong lễ nghi khai mạc Thế vận hội muà đông tại đây. Theo sau đó đã có các cuộc nói chuyện cho tới cuộc gặp gỡ của tổng thống Bắc Hàn Kim Jun-un với một phái đoàn Nam Hàn.
Vào cuối cuộc gặp gỡ thượng đỉnh này hai bên đã đạt được một sự đồng ý lịch sử: Bắc Hàn sẵn sàng ngưng các thử nghiệm bom hạt nhân và các hoả tiễn. Bắc Hàn cũng đã tín thác cho phái đoàn Nam Hàn giao cho tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ một lá thư mời gặp gỡ nhau vào cuối tháng 5 năm nay. Trong khi chờ đợi Bắc Hàn dấn thân ngưng các thử nghiệm bom hạt nhân và các hoả tiễn. Tổng thống Trump đã nói là sẵn sàng gặp tổng thống Bắc Hàn nội trong tháng 5 năm nay. Nhưng liên quan tới các cấm vận kinh tế tổng thống Trump cho biết là không thấy trước nhượng bộ nào cả.
Lịch sử Đại Hàn bắt đầu từ năm 2333 trước công nguyên với việc vua Dangún thành lập nhà Gojoseon. Năm 668 trước công nguyên vương quốc Silla thống nhất ba vương quốc khác. Tiếp theo đó là các triều đại Goryo hay Koryo, và các triều đại Joseon cho tới khi bị Nhật Bản xâm lăng năm 1910. Sau đệ nhị thế chiến Triều Tiên bị Liên Xô và Hoa Kỳ chiếm đóng, và bị chia đôi thành Bắc Triều Tiên dưới ảnh hưởng của Nga theo chế độ xã hội chủ nghĩa và Nam Triều Tiên là một cộng hoà dưới ảnh hưởng của Mỹ. Ngày 20 tháng 6 năm 1950 Bắc Triều Tiên được Liên Xô và Trung Quốc yểm trợ xâm lăng Nam Triều Tiên khiến cho chiến tranh Triều Tiên bùng nổ kéo dài cho tới năm 1953 và làm cho 2 triệu người chết. Từ đó đến nay hai vùng Nam Bắc thù nghịch nhau.
Tên gọi Corea bắt nguồn từ chữ Goryeo (đọc là Koryò). Từ này được dùng lần đầu tiên hồi thế kỷ thứ V trong triều đại Goguryeo (đọc là Koguryo) như hình thức đơn sơ của tên gọi. Vào thế kỷ thứ X vương quốc Goryeo tiếp nối vương quốc Goguryeo, được các thương gia người Ba Tư đến thăm vùng này gọi là Corea. Kiểu đọc Corea xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVII trong các nhật ký của nhà thám hiểm Hoà Lan ông Hendrick Hamel.
** Bắc Hàn rộng 120.540 cây số vuông, có 25 triệu dân với 80% diện tích là núi và cao nguyên cao hơn 2.000 mét. Các đồng bằng duyên hải nằm ở mạn tây trong khi mạn đông có ít đồng bằng. Rừng cây chiếm 75% diện tích đất đai. Người dân nói nhiều thổ ngữ khác nhau, nhưng đa số nói tiếng “munhwa” là tiếng trí thức, thổ ngữ thủ đô Pyonyang, trong khi người Nam Hàn nói tiếng “p’yojun’o” là tiếng tiêu chuẩn và là thổ ngữ thủ đô Seul. Nhưng hiện nay giới trẻ nói tiếng Tầu và tiếng Anh.
Tại Bắc Hàn theo chế độ vô thần không có tôn giáo công cộng. Tuy có 64,3% tuyên bố mình vô tôn giáo, nhưng cũng có 16% thực hành đạo thờ vật linh, 13,5% theo đạo Chondo, 4,5 theo Phật giáo, trong khi chỉ có 1,5% theo Kitô giáo. Đạo Chondo được đại diện trên bình diện chính trị bởi đảng Chondo Chongu. Thật ra nhà nước cộng sản Bắc Hàn bách hại các tôn giáo, đặc biệt là Kitô giáo, nên số kitô hữu không được bao nhiêu. Trên toàn Bắc Hàn chỉ có 4 nhà thờ kitô bị nhà nước kiểm soát rất ngặt. Theo ông Lim Chang-ho tại Bắc Hàn xã hội được tổ chức thành 51 giai tầng khác nhau. Ba giai tầng cao nhất dựa trên lòng trung thành với chế độ lãnh đạo của gia đình họ Kim và việc tôn thờ lãnh tụ Kim il-Sung, Kim jong-Il à Kim jong-Un. Bất cứ ai theo tôn giáo khác hay bị bắt có các vật dụng tôn giáo đều là thù địch và bị loại khỏi cuộc sống công cộng. Vẫn theo ông Chang-ho tại Bắc Hàn có khoảng 40.000 kitô hữu. Vì là chế độ độc tài nhà nước cộng sản Bắc Hàn nắm trong tay mọi phương tiện truyền thông: báo chí cũng như đài phát thanh truyền hình là các dụng cụ tuyên truyền và thông tin một chiều của nhà nước.
Nhà nước cũng độc quyền trong lãnh vực giáo dục. Bắc Hàn có nền giáo dục bắt buộc và miễn phí từ vườn trẻ cho tới trung học. Có 77% nam giới và 79% nữ giới học hết bậc trung học. Các sinh viên có thể theo học tại 300 đại học và trường cao đẳng. Tuy nhiên, chương trình giáo dục gồm 50% các khoa học xã hội và 20% phân khoa khoa học nên thiếu quân bình nghiêm trọng. Từ năm 1978 Anh văn và tiếng Nga là ngôn ngữ bắt buộc.
Trong lãnh vực y tế số nhà thương và bệnh xá gia tăng nhiều, từ mấy trăm lên tới hàng ngàn, nhưng việc săn sóc sức khỏe chỉ được dành cho những ai có khả năng tài chánh. Dân chúng mắc nhiều bệnh như ho lao, sốt rét rừng và viêm gan B.
Trong cuộc sống các lực lượng an ninh của nhà nước kiểm soát người dân rất ngặt từ chỗ ở cho tới việc di chuyển, kiểu ăn mặc, thực phẩm và cuộc sống gia đình. Mọi thành phần bị coi là chống đối đều bị đầy đọa làm việc như nô lệ, bi tra tấn và hành khổ trong 20 tại cải tạo rải rác trên khắp nước. Vì thiếu thức phẩm, thuố men và dinh dưỡng nên số tù nhân chết rất cao. Trong các năm 2000-2003 có tới 40% tổng số tù nhân trong trại Yodok bị thiệt mạng.
** Tuy là một quốc gia nghèo chậm tiến, nhưng nhà nước cộng sản Bắc Hàn dành rất nhiều ngân khoản cho việc chế tạo các vũ khi nguyên tử. Vụ thử bom nguyên tử đầu tiên ngày mùng 9 tháng 10 nắm 2006 đã gây ra trận động đất mạnh tới 4.3 theo mức thang Richter. Nó khiến cho Bắc Hàn trở thành quốc gia thứ 9 có vũ khí hạt nhân. Năm 2007 đã có các cuộc thương thuyết quốc tế nhằm thuyết phục nhà nước cộng sản Bắc Hàn cho nhà máy nguyên tử chính ngưng hoạt động để đổi lấy viện trợ 50.000 tấn dầu hoả từ Nam Hàn và 950.000 tấn dầu hoả khác từ cộng đồng quốc tế.
Ngày 17 tháng giêng năm 2009 Bắc Hàn đã biến 30 kítô Plutone thành vũ khí hạt nhân. Ngày 25 tháng 5 năm 2009 nhà nước Bắc Hàn cho thử bom hạt nhân dưới lòng đất gây ra trận động đất mạnh 4.79 độ theo thang Richter. Vụ thử bom nguyên tử thứ ba được thực hiện ngày 12 tháng 2 năm 2013 cũng gây ra trận động đất mạnh 4,9 độ theo thang Richter. Vào tháng 4 cùng năm nhà nước Bắc Hàn loan báo tái mở cửa lò nguyên tử Yongbyon và năm 2015 cho biết nó sẽ được dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân. Ngày mùng 10 tháng 12 năm 2015 tổng thống Kim Jong Un cho biết Bắc Hàn đã có vũ khí hạt nhân và sẵn sàng sử dụng khi cần. Ngày mùng 6 tháng hai năm 2016 Bắc Hàn cho biết đã thử thành công một quả bom hạt nhân Idrogene gây ra trận động đất mạnh tới 5, 1 độ. Vào tháng 9 năm 2016 nhà nước Bắc Hàn lại cho thử bom hạt nhân lần thứ năm gây ra trận động đất mạnh tới 5,3 độ. Tiếp đến này mùng 4 tháng 9 năm 2017 Bắc Hàn cho thử bom nguyên tử lần thứ sáu gây ra trận động đất mạnh 4,6 độ khiến bên Trung Quốc cũng cảm nhận được.
Song song với các vụ thử bom nguyên tử Bắc Hàn cũng cho thử các hoả tiễn tầm trung và tầm xa, và đe dọa sẽ bắn hoả tiễn hạt nhân liên lục địa sang Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản. Vì dồn toàn lực cho việc chế tạo và thử nghiệm các vũ khí hạt nhân, nhà nước Bắc Hàn phải nhập cảng thực phẩm từ Trung Quốc và Nam Hàn. Trong các năm bị mất mùa Bắc Hàn liên miên bị nạn đói hoành hành khiến cho 2 triệu người chết.
Tháng 3 năm 2013 Bắc Hàn tuyên bố trong tình trạng chiến tranh với Nam Hàn, nhưng tháng 4 sau đó lại cho biết sẵn sàng đối thoại với điểu kiện Liên Hiệp Quốc rút hết các lệnh cấm vận, ngưng các cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn, và hai nước này phải công khai xin lỗi Bắc Hàn.
** Nam Hàn rộng hơn 99.617 cây số có 45 triệu dân. Theo thống kê năm 2007 có 29,2% theo Kitô trong đó có 18,3% theo Tin Lành và 10,9% theo Công Giáo, trong khi Phật giáo chiếm 22.8%. Các tôn giáo khác gồm Đạo thờ vật linh, Hồi giáo, và các phong trào tôn giáo như Cheondo, Jungo, và Phật giáo Won.
Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953 Nam Hàn chú tâm vào việc phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của tổng thống Syngman Rhee. Năm 1960 sinh viên nổi loạn chống tham nhũng khiến cho ông phải từ chức và ông Yun Po-sun lên thay thế, nhưng bị tướng Pak Chung Hee đảo chánh. Dưới thời tổng thống Pak Chung Hee Nam Hàn có nền kinh tế phát triển mạnh. Năm 1979 ông bị ám sát và năm sau đó tướng Chun Doo-hwan đảo chánh lên nắm quyền, nhưng kiểu cai trị độc tài của ông khiến cho dân chúng các thành phố miền nam nổi loạn. Các cuộc đàn áp của quân đội khiến cho nhiều người thiệt mạng. Trong các cuộc bầu cử năm 1988 ông Roh Tae-woo thắng cử. Nam Hàn tổ chức Thế Vận Hội Olimpic lần thứ 24 và bắt đầu bước vào chính trường quốc tế với sức phát triền kinh tế rất mạnh. Năm 1993 ông Kim Yong.sam đắc cử tổng thống. Ba năm sau đó Nam Hàn là thành viên của Tổ chức cộng tác phát triển kinh tế. Năm sau đó tuy Á châu bị kiệt quệ vì cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng Nam Hàn vẫn đứng vững.
Năm 2000 tổng thống Kim Dae-jung gặp gỡ tổng thống Kim Jong- il của Bắc Hàn và được giải Nobel Hoà Bình. Năm 2002 ông Roh Moo-hyun được bầu làm tổng thống. Năm 2007 ông và tổng thống Kim Jong-il ký thoả hiệp cộng tác trao đổi kinh tế. Năm 2008 ông Lee Myung-bak đắc cử tổng thống. Năm 2013 bà Park Geun-hye đắc cử và là nữ tống thống đầu tiến của Nan Hàn. Sau khi bà bị cách chức vì tội tham nhũng ngày 19 tháng 2 năm 2017 ông Moon-Jae-in được bầu làm tổng thống. Trong thế kỷ XXI nền dân chủ vững mạnh đã khiến cho Nam Hàn trở thành cường cuốc kinh tế đứng hàng thứ tư tại  châu sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn ĐC Igino Kim Hee-Joong, TGM Gwangju, chủ tịch HĐGM Nam Hàn, về cuộc đối thoại giữa hai miền Nam Bắc Hàn.
Hỏi: Thưa ĐC, tiến trình cởi mở giảm căng thẳng giữa Nam và Bắc Hàn đã bắt đầu hồi tháng 2 vừa qua trong dịp Thế Vận Hội mùa đông tại PyeongChang, trong đó hai đoàn lực sĩ Nam và Bắc Hàn đã tranh tài chung dưới cùng một lá cờ. Sau hơn 50 năm phân cách và căng thẳng, việc Bắc Hàn tham dự Thế Vận Hội cùng với Nam Hàn đã tạo ra cảm tưởng nào thưa ĐC?
Đáp: Đúng thật là các biến cố thế vận hội mùa đông đã diễn tả một bước cở mở đặc biệt rất ý nghĩa, bởi vì chúng đã tạo thuận tiện cho bầu khí đối thoại giữa Bắc và Nam Hàn. Tôi nghĩ rằng thể thao là một ngôn ngữ quốc tế tinh tuyền làm cho chúng ta vượt qua mọi ý thức hệ, mọi tôn giáo, chủng tộc và sự tuỳ thuộc các quốc gia khác nhau. Thể thao rộng mở các con tim đóng kín nhất.
Hỏi: Đã có rất nhiều dấu chỉ của sự thôi căng thẳng theo sau. Đâu là các viễn tượng của cuộc đối thoại có thể được mở ra thưa ĐC?
Đáp: Niềm hy vọng của chúng tôi đã là có thể có một dịp quý báu tạo thuận tiện cho sự đối thoại. Thật ra cả hai bên Bắc và Nam Hàn đã muốn mở ra một kênh thương lượng. Điều chúng tôi đã xin đó là có một cuộc đối thoại không có các điều kiện trước. Tôi hy vọng rằng từ tiến trình này chúng tôi có thể tiến tới một cuộc gặp gỡ của các gia đình bị phân rẽ. Trong khi chờ đợi điều này xảy ra, chúng tôi tiếp tục như chúng tôi đã làm từ biết bao năm nay, cống hiến cho miền Bắc một sự yểm trợ nhân đạo qua tổ chức Caritas quốc tế.
Hỏi: Phải tránh các lầm lỗi nào để cho tiến trình xích lại gần nhau đang xảy ra này không bị ngừng lại thưa ĐC?
Đáp: Trước hết là không được đe dọa với các vũ khí và với các cuộc cấm vận kinh tế, và không được đụng tới hệ thống kinh tế và tổng thống của họ, nhưng tiếp tục đối thoại với họ.
Hỏi: ĐTC Phanxicô có được thông báo không thưa ĐC, và ngài đã nói gì?
Đáp: Mới đây chúng tôi đã xin lời cầu nguyện và sự trợ giúp của ĐTC cho nền hoà bình tại bán đảo Triều Tiên, vì ĐTC Phanxicô biết rõ tình hình Đại Hàn. Trong nhiều dịp ngài đã khích lệ chúng tôi bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của nền hòa bình tại bán đảo này.
Hỏi: Ai đã ở đàng sau bước tiến lịch sử này? Làm thế nào để thực hiện nó và nhất là tại sao nó lại được thực hiện bây giờ thưa ĐC?
Đáp: Tôi nghĩ rằng tổng thống Nam Hàn Môn Jae-in đang tìm kiếm bước tiến lịch sử này cùng với nhiều người dân Đại Hàn muốn nền hoà bình cho bán đảo Triều Tiên. Nhất là ĐTC đã trợ giúp chúng tôi nhiều với lời cầu nguyện và với các lời nói hướng tới các cường quốc. Mới đây cả tổng thống Kim Jung-un đã chứng minh cho thấy ý muốn rộng mở cho cuộc đối thoại hoà bình. Chúng tôi đã chờ đợi dịp này từ 70 năm nay rồi. Chiến tranh sẽ là một tai hại không thể sửa chữa được cho cả hai bên.
Hỏi: Thưa ĐC có người đã đề nghị trao giải thưởng Nobel hoà bình cho đội Hockey nữ của Đại Hàn. ĐC nghĩ sao?
Đáp: Vâng, có lẽ có thể làm. Nhưng nếu người ta đi đến nền hoà bình cho bán đảo Triều Tiên, thì tất cả mọi người liên lụy tới tiến trình này, tất cả những người đã góp phần vào nền hoà bình này, có thể nhận giải thưởng Nobel hoà bình, chẳng hạn như ĐTC Phanxicô, tổng thống Moon của Nam Hàn và tổng thống Kim của Bắc Hàn, như vậy người ta bảo đảm cho một nền hoà bình toàn vẹn và lâu bền, và cả tổng thống Trump của Hoa Kỳ nữa.
Hỏi: Giáo Hội có lập trường ra sao? Giáo Hội yêu cầu điều gì?
Đáp: Chúng tôi sẽ tiếp tục cống hiến sự trợ giúp nhân đạo của mình và cầu nguyện cho sự hoà giải giữa hai miền đất nước và cho nền hoà bình. Tất cả mọi tín hữu Đại Hàn đều làm điều này mỗi ngày vào lúc 9 giờ tối. Tôi cũng hy vọng có thể viếng thăm Bắc Hàn để thắt chặt sự cộng tác giữa hai Giáo Hội công giáo Nam và Bắc Hàn.
Linh Tiến Khải
(RadioVaticana 11.04.2018)
Để lại một phản hồi