ức Thánh Cha: Khi cầu nguyện, hãy “xông vào quấy rầy”

Chúng ta cần phải can đảm khi chúng ta xin Chúa điều gì đó. Thiên Chúa là người bạn, có thể cho ta điều ta cần…
Kết quả hình ảnh cho Cầu nguyện

Chúng ta cần phải can đảm khi chúng ta xin Chúa điều gì đó. Thiên Chúa là người bạn, có thể cho ta điều ta cần. Và Đức Thánh Cha kể về một tấm gương của một người ngài quen biết. Ông kiên trì nài nỉ và đã đạt được. Đức Thánh Cha đã nói như thế trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta hôm 11.10.

Chủ đề được đưa ra trong đoạn Tin Mừng hôm nay là cầu nguyện và cách thức chúng ta phải cầu nguyện. Chúa Giêsu kể cho các môn đệ về một người, vào lúc nửa đêm, gõ cửa nhà bạn mình xin đồ ăn. Và người bạn anh ta trả lời rằng lúc này không được, vì anh ta đã vào giường, nhưng sau đó, anh ta vẫn thức dậy và đưa cho người bạn mình điều người ấy cần. 

Hãy xin với sự can đảm, đừng chán nản, mệt mỏi

Có ba yếu tố quan trọng: người đàn ông đang cần giúp đỡ, người bạn, và một chút bánh. Đó là cuộc viếng thăm đột ngột của người bạn cần giúp đỡ và anh kiên trì nài nỉ bởi anh tin rằng người bạn của mình có điều mình cần. Hãy cầu nguyện với “cách xông vào” và trong cách thức này, Thiên Chúa muốn dạy chúng ta cách cầu nguyện. 

Hãy cầu nguyện với sự dũng cảm, bởi khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta thường có một nhu cầu, một điều cần kíp. Thiên Chúa là một người bạn: một người bạn giàu có, người ấy có bánh, người ấy có điều chúng ta cần. Giống như Chúa Giêsu muốn nói: “khi cầu nguyện, hãy xông vào quấy rầy. Đừng nản chí.” Nhưng không nản chí gì đây? Cầu nguyện. Hãy cầu xin và bạn sẽ được ban cho.”

Cầu nguyện không phải là một cây đũa thần

Nhưng cầu nguyện không phải là một cây đũa thần, không phải xin một cái là được ngay. Nó cũng không giống như việc đọc hai kinh “Lạy Cha” rồi bỏ đó. 

Cầu nguyện là một công việc: một công việc đòi hỏi ước muốn, kiên trì, quyết tâm, mà không ngại ngùng. Vì sao vậy? Bởi vì tôi đang gõ cửa nhà bạn mình. Thiên Chúa là một người bạn, và với một người bạn, tôi có thể làm điều này. Một lời cầu xin liên lỉ và có vẻ quấy rầy, phiền phức. Thánh Monica là một ví dụ, ngài đã cầu nguyện như thế, với nước mắt, trong nhiều năm trời, để con mình được hoán cải. Cuối cùng, Thiên Chúa đã mở cánh cửa. 

Hãy chiến đấu với Thiên Chúa để đạt được

Ở Buenos Aires: có một bác làm công nhân. Ông có một cô con gái đang thập tử nhất sinh. Các bác sĩ không có hy vọng gì và ông đã đi 70 cây số để đến đền thánh Đức Mẹ ở Luján. Khi ông tới nơi, trời đã tối và đền thánh đã đóng cửa, nhưng ông đã ở bên ngoài cầu nguyện suốt cả đêm với Mẹ Thiên Chúa: con muốn con gái của con, con muốn con gái của con. Mẹ có thể ban cho con mà Mẹ.” Và khi trời sáng, sau khi trở về bệnh viện, ông thấy vợ mình nói rằng: anh biết không, các bác sĩ đã đưa con bé đi làm một cuộc xét nghiệm khác; họ không biết tại sao con bé thức dậy và đòi ăn gì đó; và không còn vấn đề gì nữa; con bé ổn rồi, không còn nguy kịch nữa.” Người đàn ông đó đã biết cách cầu nguyện. 

Tiếng khóc của con trẻ rốt cuộc cũng được nhận lời

Hãy nghĩ về những đứa trẻ bướng bỉnh, tính khí thất thường. Khi chúng muốn gì đó, chúng gào lên, chúng khóc và nói: con muốn! con muốn! Và cuối cùng, cha mẹ của chúng thua cuộc. Thực ra, ai đó có thể tự hỏi rằng: nhưng Thiên Chúa không bực mình nếu tôi làm như thế chứ? Chính Chúa Giêsu thấy trước điều này, nên Ngài đã nói với chúng ta: “nếu các con là những kẻ xấu mà còn biết cho con mình những điều tốt, thì Cha các con ở trên trời lại chẳng ban Thánh Thần cho những ai cầu xin Người sao?” 

Ngài là một người bạn: Ngài luôn cho ta điều tốt lành. Ngài sẽ ban nhiều hơn nữa: con xin Chúa giải quyết vấn đề này, và Ngài giải quyết nó và Ngài cũng ban cho bạn Chúa Thánh Thần. Nhiều hơn rồi! Chúng ta thử nghĩ: cầu nguyện thế nào nhỉ? Có giống một con vẹt không? Tôi có cầu nguyện với điều cần thiết nơi con tim mình không? Tôi có chiến đấu với Thiên Chúa trong cầu nguyện bởi Ngài sẽ ban cho tôi điều mà tôi cần nếu nó chính đáng hay không? Từ đoạn Tin Mừng này, ta học được cách cầu nguyện thế nào.

 

Trần Đỉnh, SJ

 (VaticanNews 11.10.2018)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*