Có nhiều lúc, những người Kitô hữu nổi bật với những quan điểm gây tranh cãi của mình về địa hạt chính trị. Lắm khi họ lại xuất hiện như ai đó tỏ ra xa tránh khỏi phần còn lại của xã hội và sống như một người xa lạ trong một môi trường mà con người không phạm tội.
Trong Tuần Thánh, Đức Giêsu không ngừng đưa dẫn chúng ta vượt xa hơn những biên cương của sự dễ dàng để chỉ cho ta thấy tất cả những gì về nó. Trong bữa Tiệc ly, trên hành trình tới đồi Can-vê với thập giá trên vai, và Phục sinh, Đức Giêsu tỏ cho thấy thực tế tỏ tường rằng, đời sống người Kitô hữu không phải là sự rút lánh, nhưng là từng bước tiến tới để phản tỉnh về tình yêu của Thiên Chúa giữa sự tối tăm phát xuất từ sự lạnh lùng và tội lỗi của loài người. Cũng dễ dàng thấy, Đức Giêsu không chủ trương tách mình ra khỏi thế giới, nhưng khiêm nhường đi vào để thanh tẩy nó với tình yêu. Luận lý này của người Kitô hữu nhiều khi khó mà có thể nắm bắt và sống được. Điều này có thể được hiểu tốt hơn với một ít những hình ảnh sau đây:
Bước theo:
Đời sống người Kitô hữu không nên chỉ giản lược vào một loạt những quan điểm, hay đơn giản là một người làm việc tốt. Tự bản chất, Kitô hữu sẵn sàng mở lòng ra cho Ngôi vị, và sống theo lối sống của Người. Đó là sẵn sàng nhìn như Người nhìn, cảm nhận những gì Người cảm nhận và làm những gì Người làm trong môi trường của mình. Việc tranh luận của Đức Giêsu với những người Pharisêu, tấm lòng của Người với những người tội lỗi, và tất cả thái độ của Người được bộc lộ trên Thánh Giá phác hoạ một vài đặc tính cơ bản mà cần được suy xét đào sâu cho những ai bước theo Người.
Leo lên:
Sống với Đức Kitô không phải là sống trong giấc ngủ ươn lười, nhưng sẵn sàng chấp nhận một thách đố và thực hiện vai trò của mình cách tự do để vươn tới cùng đích. Có một nhu cầu thực sự để “bước tới,” để tách mình khỏi những vùng đất bằng phẳng nơi có ít thách đố và xa rời thực tại với những phức tạp trong đó.
Vững bước:
Là người Kitô hữu, khi đối diện với những khía cạnh khác nhau của đời sống thì đòi buộc phải có được đời sống nội tâm mạnh mẽ và vững vàng. Người ta không thể mong đợi đi sâu vào sự nghèo đói và với một thân thể yếu ớt. Cần thừa nhận và coi trọng “nguồn lương thực” khác nhau của người Kitô hữu vốn cho phép họ chuẩn bị chính mình cho những vấn đề khác nhau của cuộc sống hàng ngày. Không có Đức Kitô, người ta chẳng làm gì được (Ga 15, 5). Nếu không có các Bí tích, không cầu nguyện riêng, không tình bạn, hành trình có thể dần trở nên ảm đạm hơn.
“Đừng nhìn xuống”:
Thiếu đi Đức Kitô sẽ làm suy yếu và gây nên sợ hãi. “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.” (Lc 9, 62) Việc nhìn về cách mà sự vật có thể từng là hay những gì người ta để lại đằng sau có thể không chỉ làm cho người ta yếu đi nỗ lực “tiến tới” của hiện tại, mà còn có thể khiến người ta dần mất định hướng trong nỗi thất vọng và lạc lõng.
Vui hưởng lối nhìn này nhưng đừng thoả lòng với nó:
Mạo hiểm với Đức Kitô thường kéo theo một số những lối nhìn ngoạn mục, nhưng đỉnh điểm phải đạt tới là cuộc sống vĩnh cửu. Lưu tâm về mục tiêu này và việc cho phép trái tim người ta tin tưởng vào những lời hứa của Thiên Chúa là một nguồn động lực và sức mạnh vững chắc. Khi người ta tin rằng, mình đã đạt được đỉnh cao này rồi ấy là lúc họ khởi đầu sa ngã.
Đức Tin, Đức Cậy, và Đức Mến:
Leo lên tới đỉnh không phải là một “cuộc leo tự do” khi người ta coi khả năng tự nhiên của con người là tất cả và loại trừ yếu tố thất bại. Tinh thần thấm nhuần các nhân đức Tin, Cậy Mến chính là những tâm tình của Đức Kitô dành cho nhân loại. Tâm tình này có thể được nuôi dưỡng và duy trì bởi người Kitô hữu trong toàn bộ hành trình bước lên.
Tất cả những tâm tình khác nhau này được nhìn nhận cách rõ ràng nhất nơi Đức Kitô ở từng khoảnh khắc khác nhau trong cuộc Kkhổ nạn, Cái chết và Phục sinh của Người.
Tác giả: Sean Rodgers
Chuyển ngữ:Joseph Trần Ngọc Huynh, S.J.
(dongten.net 13.04.2019/ catholic-link.org)
Để lại một phản hồi