Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII trong “Mười điều răn thanh thản” của ngài, ngài đưa ra các lời khuyên dưới hình thức các quyết tâm đơn giản để có hạnh phúc trong giây phút hiện tại dưới cái nhìn của Chúa.
Quyết tâm thứ bảy: dám can đảm, để hành động và giữ im lặng. “Không có gì ngoài ngày hôm nay, tôi sẽ làm bớt một chuyện mà tôi không muốn làm; và nếu tôi bị xúc phạm, tôi sẽ cố gắng để không ai biết điều này.”
Một nhận xét nho nhỏ đầu tiên: hai quyết tâm mà Đức Gioan XXIII nêu ra đây – dám can đảm và kín đáo chịu xúc phạm –, hai quyết tâm này độc lập với nhau nên có thể giải thích trong hai bài khác nhau. Nhưng trong cả hai trường hợp, chúng ta cần phải mạnh.
Vì tình yêu cho Chúa Lòng Lành
Các lý do mà chúng ta không làm chuyện này chuyện kia thì rất nhiều. Lười biếng: để nghỉ ngơi hoặc để giải trí, chẳng phải bổ ích nhiều hơn không? Chướng khí: tại sao không làm những gì mình thích? Chán ghét: công việc này làm tôi khó chịu quá, tôi quên nó đi được không? Sợ: nếu tôi thất bại thì sao? Và nếu tôi không thể đương đầu với các thất bại này? Kiêu ngạo: công việc này không xứng đáng với tôi, như thế có phí tài năng của tôi không? Dĩ nhiên, tài năng khéo léo để biện hộ cho nố lương tâm có thể đưa ra các giải thích cầu kỳ nhất, tinh vi nhất để chúng ta có thể trốn tránh, từ chối trở ngại. Và chúng ta sẽ rất hạnh phúc nếu hôm sau có thể nhờ người khác làm công việc mà đáng lý hôm qua chúng ta phải làm. Điều này áp dụng cho các công việc do bổn phận cũng như các công việc không bắt buộc.
Tác giả Guy de Larigaudie đã viết “gọt khoai tây vì tình yêu cho Chúa thì cũng tốt đẹp như khi xây nhà thờ chính tòa”. Đó không phải là câu trả lời đúng sao? Nếu bất cứ công việc nào chúng ta làm cũng vì chân thành yêu Đấng Tạo dựng, người cho chúng ta thiên nhiên này, cho chúng ta các người anh em chúng ta gặp, và với họ chúng ta cùng hành động, thì chẳng lẻ chúng ta không nhiệt tình làm sao? Chắc chắn nó sẽ không làm dễ dàng công việc như khi có đôi đũa thần, nhưng nó cũng mang đến một ý nghĩa, giảm bớt gánh nặng và làm cho ách được nhẹ nhàng (Mt 11, 30).
Chấp nhận làm nạn nhân
Và giữ im lặng nếu phải đương đầu ư? Triết gia René Girard, qua các nghiên cứu của ông về thói bắt chước máy móc và cơ chế giết dê tế thần đã phục hồi giá trị của nạn nhân, chứng minh cho thấy nạn nhân vô tội. Ông đã gỡ bỏ các trò lừa bịp của các huyền thoại được dựng lên bởi những người hành hình không biết nhục nhã, phịa ra tội lỗi để biện minh cho bạo lực bắt chước một cách máy móc: chính họ là người viết lịch sử và sắp xếp lại sự thật. Sự xuất hiện của một tôn giáo cổ xưa thông qua vụ giết người nguyên thủy này đã có thể làm cho các cộng đồng dịu xuống và dẫn đến thể chế của hai loại người làm cho xã hội ổn định: linh mục và quan tòa. Chắc chắn là phải vui mừng.
Các nạn nhân không phải xấu hổ vì mình là nạn nhân. Họ có lý khi chờ công lý sửa sai, trong chừng mực nào đó vì họ là nạn nhân. Tuy nhiên nếu họ hiểu các Mối phúc thật thì họ biết công chính sẽ được thực thi. Có lẽ không có số liệu thống kê đúng, nhưng dường như cái nhìn về các nạn nhân bây giờ bao dung hơn các thế kỷ trước, như thế là một chuyện tốt, chúng ta nên mừng. Nhưng tất cả đều không hoàn hảo, không có gì khủng khiếp hơn là các nạn nhân này bị nghiền nát trong xã hội họ đang sống: các tội ác gọi là danh dự trên các phụ nữ bị hiếp, chính gia đình họ giết họ để xóa dấu vết nhục nhã mà họ không muốn thấy, thật là đê hèn! Thêm một bất công vào một bất công đã có, phạt nạn nhân đã là nạn nhân.
Tha thứ trong lòng
Ngày nay trở thành nạn nhân gần như một thương hiệu, một số người dùng và lạm dụng, đặt mình trong vị trí nạn nhân để đạt mục đích của mình. Nhưng thương hiệu này chỉ được việc nếu hỗ trợ cho nạn nhân, nếu mình là nạn nhân thật. Phải gợi lên lòng trắc ẩn, thương hại, thông cảm. Một vài đường lối chính trị đã được tạo ra cho chuyện này.
Nếu mục đích của các tổ chức này không còn là sự an ủi duy nhất cho các nạn nhân, thì đó có phải là lời nói dối không? Có nên tách nạn nhân và nỗi đau của họ ra khỏi việc công cụ hóa và phục hồi không? Phải nhìn, phải đụng chạm, phải nghe chính nạn nhân để hiểu, không nhìn qua màn hình, không nhìn qua bộ lọc. Hỗ trợ từ xa một tổ chức hiệu quả, mang lại câu trả lời cho một vấn đề cũng là chuyện tốt nhưng chưa đủ. Cần phải hỗ trợ đúng chỗ.
Và phải giữ im lặng khi bị xúc phạm. Tất nhiên, khi nó quá lớn, quá nghiêm trọng, quá đau đớn thì khó có thể xảy ra, nó có thể trở nên công khai và thói tò mò ưa nhìn vào chuyện người khác của xã hội chúng ta bây giờ trở thành chuyện tự nhiên, chúng ta không biết quyết tâm như thế nào: trả thù hay tha thứ? Tha thứ trong lòng và không nói gì. Như thế có nguy cơ chúng ta nợ người anh em một chuyện: sửa lỗi trong tình huynh đệ mà họ đang cần đó sao? Đây có phải là tinh thần phục vụ không? Dù sao, đây đúng là một trường hợp lương tâm.
Can đảm để làm những gì chúng ta không thích, can đảm để chôn vết thương của mình và người gây ra nó. Lạy Chúa, xin cho con can đảm, sức mạnh và đức tin.
Marta An Nguyễn dịch
(phanxico.vn 31.05.2019/ fr.aleteia.org, Rémy Mahoudeaux, 2019-05-10)
Để lại một phản hồi