Tất cả mọi sự kiện trong cuộc đời của Chúa Giêsu đã xảy ra tại những địa điểm cụ thể nơi Thánh Địa – nước Israel. Trong nhiều sự kiện chúng ta biết chính xác địa điểm xảy ra, số khác chúng ta có chỉ thể biết được nhờ vào truyền thống truyền khẩu.
Trong trường hợp Chúa Giêsu lên trời, Kinh thánh đã nói đến tên của ngọn núi, nơi các tông đồ đã chứng kiến biến cố kỳ diệu.
Trong sách Công vụ Tông đồ, Thánh Luca tường thuật lại việc các môn đệ Chúa Giêsu tụ tập và đưa ra cho Ngài một câu hỏi. Sau khi nói những lời cuối cùng, Chúa Giêsu “được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa” (Cv 1, 9).
Sau đó thánh sử kể rằng : “Bấy giờ các ông từ núi gọi là núi Ôliu trở về Giêrusalem. Núi này ở gần Giêrusalem, cách đoạn đường được phép đi trong ngày sa bát (Cv 1, 12). Đó chính là vườn Ôliu nơi Chúa Giêsu đã trải nghiệm được “nỗi đớn đau” của mình trước khi bị bắt.
Theo Legenda Aurea, một bản viết tay thời trung cổ, trong đó chứa đựng nhiều truyền thống khác nhau, cho biết ngọn núi sở hữu một số biểu tượng đáng kể.
Trước hết, ta lưu ý rằng Chúa Giêsu lên trời từ Núi Ôliu, cạnh Bêtania. Theo một bản dịch khác thì núi này còn được gọi là Núi Ba Ngọn Đèn, vì ánh sáng của đền thờ ngã bóng vào ban đêm từ phía tây, do bởi ngọn lửa thắp trên bàn thờ cháy sáng liên tục; Lúc bình minh núi này đón những tia nắng mặt trời từ hướng đông trước khi ánh sáng phủ khắp thành phố; Những cây ô liu sau đó sản sinh một lượng dầu dự trữ lớn tiếp liệu cho việc thắp sáng.
Hơn nữa, các truyền thống địa phương còn cho biết chính xác điểm mà Chúa Giêsu lên trời.
Về nơi Chúa Giêsu lên trời, Sulpicius, giám mục Giêrusalem và cả Glossa cũng nói rằng : một nhà thờ ngay sau đó được xây dựng trên vị trí mà Chúa Giêsu đứng, không bao giờ bị che khuất bởi mặt đường; hơn nữa, những tấm đá lát bằng cẩm thạnh được đặt ở đó làm nức lòng vẻ mặt của những người đang xếp đặt nó. Vị giám mục cũng nói rằng các dấu vết trong bụi cũng chứng minh rằng Chúa Giêsu đã từng ở đó. Các dấu chân có thể nhìn thấy, và mặt đất vẫn cho thấy những vết lõm dấu chân do Ngài để lại.
Bất kể tính chân thực của câu chuyện cuối cùng này như thế nào, qua đó nó cho thấy sự kiện Chúa Giêsu đã thực sự giẫm trên trái đất này và Ngài vẫn còn hiện diện giữa chúng ta, ngay cả sau khi đã về trời. Người Công giáo chúng ta tin rằng Ngài đang hiện diện trong hình bánh đã được thánh hiến trong thánh lễ, là Thánh Thể, để thực hiện lời đã hứa: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em (Ga 14,18)
Philip Kosloski
Võ Tá Hoàng
(WGP.Qui Nhơn 31.05.2019)
Để lại một phản hồi