Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII trong “Mười điều răn thanh thản” của ngài, ngài đưa ra các lời khuyên dưới hình thức các quyết tâm đơn giản để có hạnh phúc trong giây phút hiện tại dưới cái nhìn của Chúa.
Quyết tâm thứ bảy: lên kế hoạch công việc của mình: “Không có gì ngoài ngày hôm nay, tôi sẽ lên chương trình chi tiết trong ngày. Tôi có thể không làm xong tất cả, nhưng tôi sẽ viết lại và tôi tránh hai chuyện: hấp tấp và thiếu quyết đoán.”
Có những người công việc hàng ngày của họ ngày nào cũng giống ngày nào. Một vài nghề có công việc lặp đi lặp lại, dĩ nhiên là rất gò bó. Những ai đã từng xem phim Thời Hiện Đại của Charlot đều có hình ảnh người công nhân làm việc theo dây chuyền trong đầu, chúng ta phẫn nộ với những gì mình cho đó là việc làm nô lệ. Nhưng chúng ta lại mua áo quần may tại Ấn Độ, Trung quốc, các nước Đông Nam Á mà người công nhân làm việc trong các điều kiện như thời nô lệ.
Có một số ngành nghề, tổ chức công việc tự động trong ngày chưa làm được vì chưa đủ sức tự động để làm. Trong trường hợp này thì quyết tâm lên kế hoạch của Đức Gioan XXIII tránh luật chung này. Ở đây chúng ta chạm đến ngưỡng cửa của công việc xứng nhân phẩm. Các nhà kinh tế cho rằng như thế mới hiệu quả hơn. Rồi có những người hưởng lợi từ thái độ tự do hành động trong công việc lên kế hoạch của họ. Đối với họ cấp trên không không đè nặng đến nỗi họ không vượt qua được, và họ tương đối được tự do. Với các người được đặc quyền này, người mà trách nhiệm được giao phó, đôi khi họ lên kế hoạch cho chính công việc mình. Và chính họ mà Đức Gioan XXIII muốn nói đến, dĩ nhiên ngài cũng nói cho chính mình.
Vội vã điên cuồng
Chúng ta đã tôn vinh tốc độ lên thành thần thánh và chúng ta hy sinh tất cả năng lực của mình cho vị thần này. Các sự kiện ca ngợi chậm chạp bị cho là nhà quê, điều này được thấy rõ qua việc chống đối giảm tốc độ tối đa trên xa lộ. Từ ngày xe lửa “tốc độ nhanh” ra đời, chúng ta không còn thấy xe lửa “tốc độ bình thường” chạy! Chúng ta thích có công bình nhanh chóng (một chiều và tầm thường) của các tòa án truyền thông hơn là cách xử án của các ông tòa già nua mệt mỏi. Ngay lập tức trong nhận thức hành động và được phương tiện truyền thông tiếp sức cgg ngay lập tức, và dân chúng cho là hiệu quả, nên đã dẫn đến việc họ đòi hỏi phải có phản ứng ngay lập tức, kể cả phản ứng về mặt kỹ thuật. Các đầu tư lâu dài bị loại ra, nhường chỗ cho các đầu tư nhanh chóng có lợi ngay, nhịp điệu gia tăng để sản xuất vừa nhanh vừa ít tốn kém; chậm trễ bị xem là chuyện ức chế không thể chịu đựng được, dù viện cớ sức khỏe không cho phép cũng không được. Sự vội vã trở nên điên rồ, điển hình trong các giao dịch chứng khoán, khách hàng ra lệnh mua bán ngay mà 95% trường hợp hủy trước khi máy kịp thi hành, mua hay bán cũng phải nhanh như chớp. Thời gian nắm giữ tài sản chỉ trong vòng vài giây, trước khi lệnh bán chấm dứt vài giây này! Ai làm nhanh người đó thắng, ai chậm sẽ thua. Chắc chắn loại mua bán kỳ cục này là biểu tượng hùng hồn nhất cho sự hấp tấp được thần thánh hóa, trong một thế giới mà kỹ thuật thay thế con người. Nhanh chóng vội vàng là tai họa.
Phủ nhận bổ sung hỗ trợ
Nhớ lại một thời trẻ, thời xa xưa khi chưa mọi sự chưa được nghề nghiệp mấy, các phân tích cứ dai dẳng lặp đi lặp lại, chờ cọng thêm yếu tố này yếu tố kia để có quyết định, đôi khi rất cần thiết, đôi khi hữu ích, nhưng đôi khi cũng không mang lại kết quả như mong muốn. Dĩ nhiên hợp lý hóa một quyết định, trong chừng mực có thể vẫn là chuyện tốt. và dĩ nhiên thẳng thừng chặt đứt mọi nút thắt cũng không phải là thuốc chữa bá bệnh. Vì thế chọn một quyết định luôn là chuyện đau lòng. Quyết định theo cái đầu chỉ là chuyện ảo tưởng. Thêm nữa còn có loại quản lý vi mô, trong đó người phụ trách quyết định tất cả mọi thứ, dù mong muốn hay phải chịu đựng, làm cho một số ít người ở cấp cao thường hay quyết định trong khi họ không nên. Việc phủ nhận bổ sung hỗ trợ này cũng là cần thiết, dù các thủ tục của tổ chức muốn hay không muốn, dẫn đến các nút thắt gây ra do sự thiếu quyết đoán kinh niên, điều này cũng là một thảm họa.
Biết quyết định
Thế giới hiện nay phát bệnh vì việc đưa ra quyết định. Lên kế hoạch có giảm được tác hại của hai thảm họa này không? Tất cả chúng ta đều né tránh trước các quyết định đau đớn, chúng ta sợ chúng, chúng ta không thích lấy quyết định và đôi khi chúng ta hy vọng băng qua sự hợp lý, hoãn chúng đến muôn thuở. Và chúng ta vội vã, với thời buổi hiện đại thích bắt chước nhau, xem tốc độ là một đức tính. Có thể lập danh sách này là một bài tập sáng suốt. Nếu ngày hôm nay, ngay từ buổi sáng mà tôi đã thấy quá dài, tôi biết tôi đang làm hại mình vì một sự vội vã có hại, hoặc tôi có cảm tưởng thất bại khi chiều đến. Nếu ngày hôm nay quá ngắn, nó sẽ cho phép quá nhiều tình trạng ô tạp làm phiền tôi. Và nếu có chuyện bất ngờ xảy ra, làm xáo trộn hết mọi kế hoạch của tôi, thì tôi nhớ lại quyết tâm thứ tư là quyết tâm phó thác, và tôi sẽ đầu hàng trước các hoàn cảnh này.
Lạy Chúa, xin cho con biết phân định đủ để nhận ra lợi ích chung và phục vụ nó trong công việc của chúng con.
Marta An Nguyễn dịch
(phanxico.vn 01.06.2019/ fr.aleteia.org, Rémy Mahoudeaux, 2019-05-10)
Để lại một phản hồi