Đau đầu gối, hủy chuyến đi Cộng hòa Dân chủ Congo đầu tháng 7 đã dấy lên suy đoán về tình trạng sức khỏe yếu ớt của Đức Phanxicô.
Gần đây, khi đứng trước cửa sổ Dinh tông tòa, cửa sổ được chụp hình và quay phim nhiều nhất thế giới, Đức Phanxicô lên tiếng: “Chúa Thánh Thần không sợ hãi khi đi qua muôn thế kỷ”. Vài ngày trước, trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần vào ngày thứ tư tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Phanxicô giải thích với thái độ hầu như cam chịu: “Tuổi già gần như không tránh khỏi với chán nản. (…)” Một lần nữa, ngài phẫn nộ trước việc “người lớn tuổi bị bỏ rơi trong nhà già”. Tám ngày trước, khi nhắc đến một người lớn tuổi đã nói, “Tôi đã sống và đã giữ đức tin trong suốt cuộc đời”, ngài bình luận: “Thật đẹp khi một người lớn tuổi có thể nói như vậy.”
Tổng giám mục Paris, Laurent Ulrich: “Tôi đã do dự rất nhiều khi giáo hoàng bổ nhiệm”
Nếu những nhận xét này cho đến nay gần như không được chú ý mấy, vì gần đây ngài thường xuyên dùng xe lăn và chống gậy, nhưng những nhận xét này lại gây một tiếng vang khác. Vì thế nơi các dinh chưởng ấn trên khắp thế giới, những người phân tích các chuỗi tuyên bố của giáo hoàng 86 tuổi đều thắc mắc về sức khỏe của ngài. Và ở Vatican, người ta cũng nhận thấy một im lặng đáng lo. Đặc biệt là kể từ khi, theo yêu cầu của các bác sĩ, Vatican đã hủy chuyến đi Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan đầu tháng 7 “để không ảnh hưởng đến kết quả điều trị đầu gối đang tiến hành”.
Đức Phanxicô hành động như người vội vàng, ngài vừa đề cử 21 tân hồng y và sẽ triệu tập các hồng y về Rôma vào cuối tháng 8.
Thêm nữa, ngài lại hành động như người vội vàng, ngài vừa đề cử 21 tân hồng y và sẽ triệu tập các hồng y về Rôma vào cuối tháng 8. Cọng thêm chuyến đi mệt mỏi đến Canada, từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7 với chương trình đến thăm ba thành phố Edmonton, Québec và Iqaluit, ở rìa Bắc Băng Dương. Thách thức hay cách thách đố với số phận? Chúng ta biết quyền lực giữ chân, như trường hợp cố tổng thống Pháp François Mitterrand, ông đã bị ung thư từ khi bắt đầu nhiệm kỳ bảy năm đầu tiên, nhưng cuối cùng ông đã đi đến cuối nhiệm kỳ thứ hai, mười bốn năm sau đó.
Cảnh Đức Phanxicô lên, xuống máy bay nhờ thiết bị nâng cao trong chuyến đi 2 ngày đến Malta vào tháng 4 đã làm cho các nhà vatican học chứng kiến đau lòng và buồn bã. Vì tế nhị, không ai trong chúng tôi nói đến chi tiết này; nhưng chúng tôi nhớ những câu ngài nói trên chuyến bay từ Malta về Rôma: “Sức khỏe của tôi hơi chướng khí, vì đau đầu gối nên tôi đi đứng khó khăn. Khá là mệt mỏi, nhưng nó cũng đang cải thiện từ từ. Chúng ta sẽ xem liệu có đỡ hơn không. Có một lo lắng ở tuổi này: chúng ta gần như không biết đoạn cuối sẽ kết thúc như thế nào, hy vọng nó sẽ tốt đẹp.”
Ở Vatican, “ai không biết thì nói, ai biết thì im lặng”
Trong chuyến đi mục vụ ở Hy Lạp tháng 12 năm 2021, Đức Phanxicô đã “thú nhận” với đồng nghiệp Franca Giansoldati của tôi của báo Messdowro và với tôi: “Khi tôi bị đau đầu gối và gặp khó khăn khi đứng, một ngụm cognac làm tôi đỡ hơn”. Khi đó tôi đã muốn trao đến ngài chai rượu có tên “Paradis” (Thiên đàng), mà chủ nhân hãng Hennessy đã khắc trên chiếc chai pha lê: “Gởi Đức Thánh Cha Phanxicô”. Nhiệm vụ không được hoàn thành. Vì lý do an ninh! Không có chuyện lên máy bay giáo hoàng với chai rượu mà ngài xin chúng tôi uống chúc sức khỏe ngài!
Nghịch lý thay, tuần này qua tuần khác, Văn phòng báo chí Tòa thánh lại loan báo lịch làm việc dày đặc của ngài. Sau đó đưa ra lời trấn an. Sự minh bạch bắt buộc, vì Đức Phanxicô, cũng như Đức Gioan Phaolô II, không giấu giếm bất cứ gì và cho thấy con người thật của các ngài. Bằng chứng, ngài dự tang lễ của hồng y Angelo Sodano, qua đời ở tuổi 94, ngày 31 tháng 5. Theo truyền thống, ngài sẽ cử hành tang lễ, nhưng bây giờ ngài ngồi xe lăn. Ngày hôm đó, trái với thường lệ các tang lễ của các hồng y, truyền thông Vatican không phát sóng. Bầu khí cuối triều đã thấy rõ sau cuộc phẫu thuật nặng nề của Đức Phanxicô ngày 4 tháng 7 năm 2021.
Trong bầu khí kết thúc triều giáo hoàng, Đức Phanxicô đưa ra một tương lai
Tại Bệnh viện đa khoa Gemelli – thuộc Đại học công giáo Thánh Tâm – nơi ngài giải phẫu để điều trị chứng hẹp túi thừa có triệu chứng u đại tràng và sau đó là mười ngày nằm viện. Một sự việc mà ngài thẳng thắn nêu ra: “Cho đến ba năm trước, tôi ăn được tất cả mọi thứ. Thật không may, bây giờ tôi bị biến chứng nghiêm trọng ở đường ruột; tôi phải ăn khoai tây, cơm luộc, cá nướng và gà”. Dĩ nhiên những chi tiết này dẫn đến ngàn lẻ một phỏng đoán. Và chúng ta nhớ lại nhà vatican học la-mã nổi tiếng Bruno Bartoloni, người đã theo dõi sinh hoạt các giáo hoàng trong khoảng sáu mươi năm, ông nói: “Quy tắc của nhật báo chính thức Vatican L’Osservatore Romano là viết giáo hoàng làm việc tốt… cho đến ngày định mệnh. Tuy nhiên, ở Vatican, có rất nhiều loại chim mang điềm xấu cũng như nhiều chim bồ câu hòa bình. Nhất là ở đây, ai không biết thì nói, ai biết thì im lặng.” Một hồng y Châu Mỹ La-tinh nói một ít về thực tế: “Cuối cùng, giáo hoàng ở trong tình trạng sức khỏe sắt đá, nhưng mong manh.”
“Tôi muốn sống sứ mệnh của tôi cho đến khi Chúa cho phép tôi có thể”
Và nhất là, Đức Jorge Mario Bergoglio đã nói một cách mơ hồ, trong một buổi nói chuyện thân tình với các giám mục Brazil ngày 22 tháng 6 tại Vatican: “Tôi muốn sống sứ mệnh của tôi đến ngày nào Chúa còn cho phép”. Vì thế cả các chủ nhân của dinh tông tòa cũng đã được cảnh báo. Trước khi họ bước qua cánh cửa thiên cung của các văn phòng chính thức, một biểu tượng có tên “Đức Mẹ của thinh lặng” chào đón họ. Cách ngoại giao này nhằm để nhắc nơi này là nơi trau dồi im lặng đến như thế nào.
Chúng ta đừng bao giờ quên điều này, là tu sĩ Dòng Tên, chính trị gia và nhà chiến lược, câu hỏi thực sự là phải biết vì sao ngày 29 tháng 5, Đức Phanxicô tuyên bố phong 21 tân hồng y (một trong số họ đã không nhận tước vị hồng y vì đã không lên án các vụ ấu dâm), sau khi ngài đã phong 13 hồng y trong công nghị 28 tháng 11 năm 2020. Cùng với các hồng y khác, các tân hồng y sẽ họp tại Rôma từ ngày 27 đến 29 tháng 8. Có nghĩa là lúc thời tiết Thành phố Vĩnh cửu Rôma nóng nực nhất. Như vậy mới xứng đáng với “phẩm phục màu tím của hồng y!” Như một giám mục cao cấp người Ý tâm sự với tôi: “Các tân hồng y chưa bao giờ gặp các hồng y khác trong Hồng y đoàn, họ sẽ ở bên cạnh nhau nhiều ngày để bàn về các vấn đề khác nhau của Giáo hội công giáo”.
Họ có lý lịch rất khác nhau, hồng y người Ý trẻ tuổi nhất là hồng y Giorgio Marengo, 48 tuổi, các hồng y đến từ Singapore, Đông Ấn, Hàn Quốc, Paraguay, Nicaragua… Trong số 229 hồng y, 130 hồng y dưới 80 tuổi sẽ bầu tân giáo hoàng. Trong số đó có 17 hồng y Bắc Mỹ, 15 hồng y Nam Mỹ, 17 Phi châu, 53 Âu châu, 20 Á châu và 3 Châu Đại Dương. Đức Phanxicô đã vẽ lại bản đồ địa lý các hồng y! Các hồng y thường đến từ vùng ngoại vi, thể hiện mong muốn phá bỏ truyền thống của Đức Phanxicô, vì Paris, Krakow, Milan, Turin, Genoa, Naples, Palermo không có mặt trong lần phong hồng y này. Nhưng Đức Phanxicô đã phong hồng y người Pháp, tổng giám mục Jean-Marc Aveline, giáo phận Marseille, người thực sự gần gũi với người di cư. Kết quả là nước Pháp có 5 hồng y cử tri. Cho đến lúc này, giám mục giáo phận Rôma muốn viết nên lịch sử của chính mình, để khắc ghi ngày mà…
21 tân hồng y được Đức Phanxicô bổ nhiệm là ai?
Theo các tu sĩ Dòng Tên, ngài sẽ không từ nhiệm. Làm thế nào bạn có thể tưởng tượng có hai giáo hoàng hưu trí?
Ngày 5 tháng 6, tân hiến chế của ngài có hiệu lực, trao ít quyền lực cho Giáo triều, nghĩa là cho chính quyền trung ương của Giáo hội. Một mệnh lệnh: phân quyền nhiều hơn, không chỉ ở cấp độ hành chánh mà còn ở cấp độ mục vụ, truyền giáo, địa lý và văn hóa, thường đòi hỏi những cải cách cơ bản và đang phát sinh một cuộc loại đương đầu nào đó. Một căng thẳng đã làm cho ngài đến tạ ơn Đức Mẹ ở đền thờ Đức Bà Cả, như ngài vẫn thường làm để lấy lại sức mạnh, lần này ngài ngồi xe lăn. Ngài để lại hàng chữ viết tay dưới chân Đức Trinh Nữ: “Con xin Mẹ cầu nguyện cho sự thánh thiện của hàng giáo sĩ.”
Nói tóm lại, trong vũ trụ này, nơi nhiều người thấy mình có thể kế vị Đức Thánh Cha đều nghĩ đến hồi kết sắp xảy ra, và nếu mọi thứ đã sẵn sàng thì chưa ai dám cho mình là “Giáo hoàng”! Đặc biệt vì mọi người đều biết bản tính của ngài là không từ nhiệm. Các tu sĩ dòng Tên lỗi lạc gần gũi với ngài nói cho tôi điều này. Ngoài ra, làm sao chúng ta có thể nghĩ có hai giáo hoàng về hưu? Đức Bênêđíctô XVI, 95 tuổi, được tổng giám mục Gänswein, thư ký riêng của ngài chăm sóc. Ngài tiếp tục sống cuộc sống an bình, ngồi dâng thánh lễ lúc 7:30 sáng, nghe nhạc, đi bộ và cầu nguyện trong khu vườn. Ngài ở đàng sau bức tường cao của Vatican, ngài chỉ rời đây một lần khi ngài đi thăm người anh bị đau tháng 7 năm 2020. Khi đi, ngài đi bằng máy bay quân sự Ý, khi về ngài cũng được nước Đức làm như vậy.
Với tân hiến chế, một cách nào đó Đức Phanxicô thực hiện di chúc của mình. Và nếu mùa hè Rôma nóng nực gần như không chịu nổi, thì Đức Phanxicô sẽ nói: “Nhưng vấn đề là ở đâu? Vatican đã có máy lạnh rồi.” Dí dỏm hay thực tế? Huyền bí. Nhưng, một nhân vật có ảnh hưởng trong vòng thân cận với ngài nói tiếp: “Điều chắc chắn là với người Argentina, tháng 8 là tháng mùa đông. Vì thế mỗi người có lô-gích riêng của mình.” Cuối cùng, ông kết luận: “Đức Phanxicô muốn chết khi thi hành nhiệm vụ. Bà đừng thấy ở đây bất cứ trò chơi chữ nào!”
Marta An Nguyễn dịch(phanxico.vn)
Để lại một phản hồi