Tâm tình của người mẹ trẻ chăm sóc hai con trai sinh đôi mắc chứng tự kỷ

Một bà mẹ có hai con trai sinh đôi bị chứng tự kỷ. Chăm sóc các con bị tự kỷ là điều khó khăn và cần nhiều tình yêu thương kiên nhẫn. Có những thời khắc căng thẳng khi các con không kiểm soát được mình, có thể gây thương tích cho chính mình hay cho cha mẹ.

Kết quả hình ảnh cho perros logran que niños autistas vayan al dentista en chile
Một cậu bé mắc chứng tự kỷ đang được trị liệu – AP

Gia đình phải hạn chế đi lại vì sự không thoải mái của các con bị tự kỷ. Sự nghiệp của cha mẹ cũng bị giới hạn vì dành thời gian chăm lo cho các con. Tuy thế, người mẹ trẻ này không xem các con là gánh nặng, ngược lại, chị nhìn thấy nơi các con hình ảnh của Thiên Chúa và tìm thấy niềm vui phục vụ và yêu thương qua việc chăm sóc các con và những người khuyết tật. Người mẹ trẻ chia sẻ những tâm tình của mình qua một số sự việc diễn ra trong đời sống hàng ngày với hai người con tự kỷ như sau:

Khi tôi vừa bước vào phòng ngủ tôi đã biết có thứ gì ở đó. Mùi chuối chín bị dập nát ngọt ngọt chua chua xộc vào mũi tôi. Tôi thở dài và khám phá hiện trường. Cả 4 trái chuối bị dập nát và trét vào khăn trải giường. Ý tưởng đầu tiên của tôi là tìm cách tẩy các miếng chuối và đưa các tấm khăn đi giặt. Nhưng mà những trái chuối này cũng cho thấy những thử thách lớn hơn khi nuôi dạy hai đứa con sinh đôi 15 tuổi bị tự kỷ. Thật ra thì chuyện thức ăn bị bôi bẩn như thế là một phần trong cuộc sống hàng ngày của tôi từ khoảng 3 năm nay…

Qua việc đọc sách thiêng liêng, đặc biệt là linh đạo thánh Inhaxiô, tôi được khuyến khích “tìm Chúa trong mọi sự.” Nếu tôi gặp Chúa ở mọi nơi, tôi phải thú nhận rằng thật khó liên kết Chúa với việc lấy các mảnh vỏ chuối trơn trợt ra khỏi tấm khăn trải giường. Tôi đã xem xét hai cách tìm thấy Chúa trong những tình huống như thế. Đầu tiên, có thánh giá. Thánh giá là một gánh nặng, một gánh nặng không được mong muốn, nó sinh ra từ đau khổ, sầu buồn và các nghịch cảnh của cuộc sống hàng ngày. Năm 2014, tôi bị chẩn đoán ung thư ngực giai đoạn 3. Hóa trị, phẫu thuật, xạ trị, một năm trị liệu cụ thể và 10 năm trị liệu hoóc môn – không ai sẽ muốn mình tham gia vào cuộc chạy marathon này. Dù hiện tại bịnh tình của tôi đang thuyên giảm, nó là một thánh giá mà tôi vác, như tất cả chúng ta phải vác thánh giá của mình.

“Bất cứ ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, các thập giá và theo Ta”, Chúa Giêsu nói. Chúng ta không vác thánh giá một minh; Chúa ở với chúng ta và giúp chúng ta vác nó. Người cũng gửi những người khác đến chia sẻ gánh nặng của chúng ta và giúp chúng ta chấp nhận những thực tại đau thương của những thử thách trong cuộc sống. Chúng ta đang đau khổ không có nghiã là chúng ta phải chọn đau khổ. Chúng ta có thể dùng thánh giá như nguồn canh tân, một cách thế để định hướng lại cuộc sống của chúng ta, để hướng chúng ta đến với Chúa và với người khác.

Nhưng tôi có muốn nghĩ rằng các con trai của tôi là một gánh nặng mình không mong muốn không? Thật sự là nuôi nấng hai đứa con tự kỷ đã gây trở ngại cho gia đình tôi nhiều. Thật là khó khi di chuyển đi lại với chúng, vì vậy chồng tôi và tôi giới hạn các cuộc thăm viếng bạn bè và gia đình… Nó cũng là thử thách cho một phụ huynh đối phó với cặp song sinh cùng một lúc, do đó việc đi lại liên quan đến công việc của chúng tôi cũng bị hạn chế. Nghiên cứu học thuật của tôi dựa vào các nguồn tài liệu nguyên bản, nhưng tôi đã không truy cập dữ liệu trong nhiều năm. Điều này đã làm chậm tiến trình về bản thảo cuốn sách mà sẽ giúp tôi có thể đạt được chức vị giáo sư chính thức…

Rồi có những lúc căng thẳng lo sợ rằng các con của chúng tôi sẽ làm chúng tôi hay chính chúng bị thương. Chúng tôi chịu đựng chúng cắn xé cào cấu….Nhưng còn đau lòng hơn khi thấy các con tự làm mình bị thương… Trong một thế giới giới hạn như thế, vẫn có thể vui mừng vì những chiến thắng nhỏ trong cuộc sống hàng ngày và tạ ơn Chúa về những dấu hiệu đầu tiên của mùa xuân, một cuộc dạo chơi vui thích hay một ngày rảnh rỗi.

Các con của tôi, cách nào đó là một gánh nặng. Nhưng chúng không phải là không được chờ đợi mong muốn. Tôi đã ao ước cho con gái tôi có anh em và mở rộng thêm gia đình chúng tôi. Các con trai của tôi là hình ảnh và giống Chúa. Chúng không bị bẻ gãy; chúng được tạo nên cách tuyệt vời. Thay vì nghĩ về các con như một phiên bản của thánh giá, thì chúng là cơ hội để phục vụ. Các cơ hội của chúng ta để phục vụ những người bị gạt bên lề đối khi ở ngay trước mũi chúng ta. “Khi nào chúng con thấy Chúa đói và cho Chúa ăn, hay Chúa khát và cho Chúa uống?”

Mỗi ngày, tôi thức dậy và có cơ hội để yêu thương và phục vụ các con. Tôi cũng có cơ hội để che chở cho chúng và những người khuyết tật khác… Nếu chúng ta lên kế hoạch giúp người khác khi chúng ta có thể tiết kiệm thời gian, có thể là chúng ta không thể giúp họ khi họ cần chúng ta nhất. Các quả chuối tiếp tục bị nghiền nát trong nhà tôi. Cả những nạn nhân khác như pizza, bánh cracker, có thể bị trộn chung với cát. Một vài ngày bình an; một vài ngày tôi thấy mình nghi ngờ về những cách tìm lại bình tĩnh giữa biển cả của những hỗn loạn. Tuy nhiên, tôi cảm thấy được chúc phúc. Tôi biết ơn Chúa. (America 01/03/2018)

Hồng Thủy

(RadioVaticana 23.04.2018)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*