Lời Chúa: Thứ Hai tuần V Phục Sinh

Yêu mến

Thứ Hai tuần V Phục Sinh
Lời Chúa: 

 Ga 14,21-26

21 Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
22 Ông Giu-đa, không phải Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian ?” 23 Đức Giê-su đáp : “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. 24 Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. 25 Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. 26 Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.

Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. (Ga 14,21)

Kết quả hình ảnh cho ai yêu mến thầy thì sẽ giữ lời thầy

 
Suy niệm: 
THỨ HAI Tuần V Mùa Phục Sinh
Ga 14,21-26
 
 
 
A. Phân tích (Hạt giống)
 
Đoạn Tin Mừng này là một bài giáo lý về Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với các tông đồ: “Ai nghe các giới răn Thầy truyền và tuân giữ… Ai yêu mến Thầy, sẽ được Cha Thầy yêu mến… Đấng phù trợ, là Cha Thầy mà Cha Thầy sẽ đến nhân danh Thầy, chính Ngài sẽ dạy các con mọi điều và sẽ nhắc nhở các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con”.
 
Như thế, giáo lý cơ bản về Chúa Ba Ngôi trong đoạn này là:
– Chúa Cha là Đấng sai Chúa Con đến với loài người.
– Chúa Con vâng lời Chúa Cha đến với loài người để dạy loài người những lệnh truyền.
– Chúa Thánh Thần lại được Chúa Cha sai đến nhân danh Chúa Con, để dạy loài người hiểu sâu hơn những lệnh truyền của Chúa Con. 
– Thái độ con người phải có đối với Ba Ngôi: Yêu mến Chúa Con nên tuân giữ những điều Ngài dạy. Chúa Thánh Thần sẽ giúp đỡ họ làm điều đó. Kết quả: Ba ngôi sẽ “”yêu mến”, “tỏ mình ra” và “ở trong” người ấy.
 
B. Suy niệm (Nẩy mầm)
 
1. Làm Kitô hữu là được gia nhập gia đình yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi. Mỗi Ngôi Thiên Chúa đều yêu thương và chăm sóc chúng ta. Đó là một vinh dự và là một hạnh phúc to lớn. Cám ơn Chúa.
 
2. Thái độ đối xử đúng nhất của Kitô hữu với Ba Ngôi Thiên Chúa là “nghe các giới răn Thầy truyền và tuân giữ”, vì thế tỏ ra mình yêu mến Thiên Chúa, và được Ngài yêu mến, tỏ mình ra và ở trong ta.
 
3. Hai cha con thoả thuận: ông sẽ mua cho câu một chiếc xe đẹp hơn nếu cậu cạo râu, cắt tóc dài và đọc Thánh kinh mỗi ngày. Xe mua về, cậu đọc sách nhưng không cắt tóc và cạo râu. Khi ông đe dọa, cậu nói: “Con đang đọc về Chúa Giêsu, Ngài để tóc dài và râu dài”. Ông bố nói: “Đúng, Ngài đã để râu và tóc, nhưng Ngài luôn thi hành ý Cha”. (Góp nhặt).
 
4. Trong cuốn sánh ‘The Living Stone’ có một câu chuyện như sau: Jonathan là được những việc phi thường, phần lớn vì hấp thụ được từ vị thần khả kính. Ngày vị thần sắp lìa trần, ông gọi Jonathan về để gặp lần cuối. Jonathan hy vọng thầy sẽ truyền cho bí quyết đặc biệt mà suốt đời thầy còn cất giữ. Nhưng lời trăn trối của ông chỉ vỏn vẹn có mấy chữ “Hãy hành động vì lòng yêu mến”.
Chúa Giêsu trước khi giã biệt các môn đệ cũng nhắn nhủ các ông về điều căn bản “Ai nghe và giữ giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy”. Chúa Giêsu không đòi hỏi những kẻ yêu mến Ngài phải có những rung động thuộc cảm tính… Tuy nhiên một tình yêu đúng nghĩa là luôn luôn tìm cách làm đẹp lòng người mình yêu, sẵn sàng cho đi tất cả vì người mình yêu, chứ không dừng lại ở những rung động ở thân xác phần nào nói lên tính vị kỷ của mình (Mỗi ngày một niềm vui).
 
5. “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại nơi người ấy”.
Mỗi lần, bạn ấy xin cha mẹ đi chơi, chúng tôi đều cười nhạo: “Lớn rồi mà còn xin với xỏ. Mình trưởng thầnh rồi, muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm tuỳ ý”. Bạn ấy đã giải thích một cách đơn sơ nhưng hợp lý hợp tình: “Hẳn ba má không cần tôi xin, nhưng chắc chắn ba má tôi rất vui khi tôi xin phép như vậy. Tôi làm thế để được làm con và làm con thảo của ba mẹ tôi”.
Hẳn Chúa cũng rất vui khi tôi quan tâm lắng nghe và tuân giữ lời Ngài, để Ngài có thể đưa tôi vào sự hiệp thông tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.
 
Cầu nguyện: 

Lạy Chúa, xin cho con biết yêu mến và thực hành Lời Chúa để luôn được hiệp thông với Ngài. (Epphata)

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*